Cỏ lúa mì (hay còn gọi là Cỏ mèo, Tiểu mạch thảo) là một siêu thực phẩm khá phổ biến ở Nhật và các nước phương Tây. Tại Việt Nam, nhiều người đã biết đến và sử dụng loại cỏ này, cũng như gieo trồng tại gia.
Cỏ lúa mì sinh trưởng, phát triển gần giống cây lúa nước. Khi cây còn non như cây mạ thì được gọi là cỏ hay mầm. Đa phần chúng ta sẽ thu hoạch khi mầm cao khoảng 8 – 12 cm, chủ yếu là phần lá và chế biến thành salad, nước ép…
Hãy cùng True Juice tìm hiểu công dụng, công thức và lưu ý nước ép của loại cỏ được mệnh danh là “vua của thực phẩm kiềm” này nhé!
MỤC LỤC
UỐNG NƯỚC ÉP CỎ LÚA MÌ CÓ TÁC DỤNG GÌ
Thành phần dinh dưỡng
Dù chỉ là loại cây mầm nhưng cỏ lúa mì có hàm lượng dinh dưỡng ấn tượng, thậm chí còn vượt trội hơn cả một số loại rau thông thường.
(Nguồn: Brainy Juice)
Theo USDA, trong 100g cỏ lúa mì có những thành phần tiêu biểu như:
- Chất đạm: 12,5g
- Carbohydrate: 75g
- Chất xơ: 50g
- Canxi: 300mg
- Chất sắt: 12,5mg
- Vitamin K: 1075µg
Bên cạnh đó, nó chứa nhiều vitamin A, C và E, cũng như magie và axit amin. Trong số 17 axit amin của nó có đến 8 axit được coi là thiết yếu, có nghĩa là cơ thể bạn không thể sản xuất chúng và bạn phải lấy từ các nguồn thực phẩm.
Công dụng của nước ép cỏ lúa mì
Hàm lượng dinh dưỡng của cỏ lúa mì đã được ghi nhận từ khá lâu. Từ trước chiến tranh thế giới thứ II, nhiều cửa hàng thuốc ở khắp mọi nơi đã bán cỏ lúa mì như một loại vitamin bổ sung ban đầu.
Vậy điều gì đã khiến loại cỏ này được nhiều người yêu thích và tin dùng đến vậy?
Bạn hãy cùng khám phá 6 lợi ích đã được chứng minh khoa học sau đây nhé.
1. Có nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa
Giống như tất cả các loại cây xanh, cỏ lúa mì chứa chất diệp lục – một loại sắc tố thực vật xanh có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe.
Nó cũng chứa một số chất chống oxy hóa quan trọng như glutathione và vitamin C, E. Các chất chống oxy hóa này giúp chống lại các gốc tự do để ngăn ngừa tổn thương tế bào và giảm stress oxy hóa.
Trong một số nghiên cứu, cỏ lúa mì làm giảm căng thẳng oxy hóa, cải thiện mức cholesterol và tổn thương tế bào.
2. Giảm cholesterol
(Nguồn: Serving Joy)
Cholesterol là một chất được tìm thấy khắp cơ thể chúng ta. Mặc dù chúng giúp tạo ra hormone và sản xuất mật, nhưng nếu quá nhiều cholesterol trong máu sẽ ngăn chặn lưu lượng máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Một số nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng cỏ lúa mì có thể giúp giảm mức cholesterol.
Điều thú vị là tác dụng của cỏ lúa mì tương tự như tác dụng của atorvastatin, một loại thuốc kê đơn thường được sử dụng để điều trị cholesterol trong máu cao.
3. Hỗ trợ giảm viêm
Viêm là phản ứng bình thường được kích hoạt bởi hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể chống lại thương tích và nhiễm trùng. Tuy nhiên, viêm mãn tính được cho là góp phần gây ra các tình trạng như ung thư, bệnh tim và rối loạn tự miễn dịch.
Một số nghiên cứu cho thấy cỏ lúa mì và các thành phần của nó có thể giúp giảm viêm. Một thí nghiệm cho kết quả, những người uống khoảng 100ml nước ép cỏ lúa mì trong một tháng sẽ làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm loét đại tràng.
Chất diệp lục trong cỏ lúa mì cũng được xem là một sắc tố thực vật có đặc tính chống viêm mạnh mẽ, có khả năng gây ức chế hoạt động của một loại protein cụ thể gây ra chứng viêm.
Hơn nữa, một nghiên cứu trong ống nghiệm khác cho thấy các hợp chất trong chất diệp lục làm giảm chứng viêm trong các tế bào chiết xuất từ động mạch
Xem thêm: NƯỚC ÉP RAU CỦ – [ TOP 10 CÔNG THỨC ] DÀNH CHO NGƯỜI MỚI
4. Cải thiện chỉ số đường huyết
(Nguồn: Facebook Pan Rùa)
Lượng đường trong máu cao có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm đau đầu, khát nước, đi tiểu thường xuyên và mệt mỏi. Thậm chí, theo thời gian, lượng đường trong máu cao còn gây ra hậu quả nghiêm trọng như tổn thương dây thần kinh, nhiễm trùng da và các vấn đề về thị lực.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra cỏ lúa mì có thể giúp kiểm soát và làm giảm lượng đường trong máu nhờ vào việc thay đổi mức độ của một số enzym.
5. Giúp giảm cân
Nhiều người đã bắt đầu thêm nước ép cỏ lúa mì vào chế độ ăn uống của họ như một cách nhanh chóng và tiện lợi để thúc đẩy giảm cân.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc bổ sung thylakoids có trong cỏ lúa mì có thể tăng cường cảm giác no và tăng giảm cân. Việc bổ sung một bữa ăn giàu carb với thylakoid làm chậm quá trình rỗng của dạ dày và tăng giải phóng các hormone làm giảm cảm giác đói.
Một nghiên cứu khác cho thấy bổ sung chất thylakoids cho chế độ ăn nhiều chất béo dẫn đến giảm lượng thức ăn và trọng lượng cơ thể so với nhóm đối chứng.
Và bạn có biết, thylakoids cũng được tìm thấy trong nhiều nguồn thực phẩm khác là các loại rau xanh và lá xanh như rau bina, cải xoăn và rau diếp – đều là những nguyên liệu giúp giảm cân hiệu quả.
6. Giúp tiêu diệt tế bào ung thư
(Nguồn: Healthier Kitchen)
Nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa cao, một số nghiên cứu trong ống nghiệm đã phát hiện ra cỏ lúa mì có thể giúp tiêu diệt tế bào ung thư, đặc biệt là chiết xuất cỏ lúa mì làm giảm sự lây lan của các tế bào ung thư đến 41%.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nước ép cỏ lúa mì cũng có thể giúp giảm thiểu tác dụng phụ khi kết hợp với điều trị ung thư truyền thống.
Ở một nghiên cứu khác ở 60 người bị ung thư vú cho thấy nước ép cỏ lúa mì làm giảm nguy cơ suy giảm chức năng tủy xương – một biến chứng phổ biến của hóa trị.
CÁCH LÀM NƯỚC ÉP CỎ LÚA MÌ TẠI NHÀ
1. Cách trồng cỏ lúa mì tại nhà
(Nguồn: Facebook Phương Đỗ)
– Chọn hạt giống: Bạn nên chọn hạt giống mẩy, ít hạt lép và sạch sẽ để tăng tỉ lệ nảy mầm.
– Ngâm hạt giống: Bạn ngâm hạt giống lúa mì khoảng 12 tiếng. Sau đó, đem ủ bằng khăn hoặc vải dày từ 1 – 2 ngày cho tới khi hạt nảy mầm, bạn gieo vào khay hoặc chậu nhựa có lỗ thoát nước ở đáy.
Lưu ý: Bạn nên đặt chậu hạt giống đã gieo ở nơi thoáng khí, có ánh nắng vừa phải và tưới nước từ 1 – 2 lần / ngày.
– Cách trồng cỏ lúa mì: Sau khi hạt giống nảy mầm, bạn chuẩn bị khay và đất ẩm, mịn. Rải lớp hạt mỏng trên bề mặt đất và nhẹ nhàng dùng tay ấn hạt bén với đất. Hạt cỏ lúa mì cũng có thể được trồng trong khay có giấy ẩm để ngăn chặn rễ phát triển qua các lỗ của khay.
Tưới nhẹ nhàng khi hạt đã bén rễ với đất và nên che bảo vệ khi mới gieo trồng khoảng 3 – 4 ngày bằng giấy mỏng.
Đặt khay hạt giống ở nơi thoáng sáng, có nắng nhẹ và gió để cây lớn nhanh hơn. Khi cây đạt độ cao khoảng 8 – 12cm là bạn có thể thu hoạch và chế biến thành salad, sinh tố hay nước ép thanh mát.
Cách trồng cỏ lúa mì thật đơn giản và nhanh chóng. Chính vì vậy, bạn có thể trồng luân phiên để thu hoạch cho phù hợp bất cứ lúc nào nhé.
Xem thêm: Cách trồng cỏ lúa mì tại nhà cực đơn giản
2. Sử dụng máy ép
Còn gì thích thú hơn khi thu hoạch từng mẻ mầm cỏ lúa mì xanh mướt, sau đó đem ép thành những ly nước thanh nhẹ.
Đơn giản nhất là bạn chỉ cắt lấy phần lá (bỏ lại hạt và rễ), rửa sạch và để ráo nước, sau đó đem ép với máy ép hoa quả.
Nước ép cỏ lúa mì làm bằng máy ép khi hoàn thiện sẽ có màu xanh đậm, sánh đặc và uống gần giống nước ép rau má nhưng vị thanh nhẹ và thơm dịu hơn.
Xem thêm: Cách làm nước ép cỏ lúa mì bằng máy ép
3. Sử dụng máy xay
(Nguồn: Facebook Trần Mai Anh)
Nếu nhà bạn không có máy ép hoa quả, hoặc bạn nhận thấy máy ép nhà mình không cho ra nhiều nước (vì lượng nước trong cỏ lúa mì không nhiều bằng các loại quả hay các loại rau khác), bạn hoàn toàn có thể dùng máy xay sinh tố để thay thế.
Bạn sẽ xay cỏ lúa mì với chút nước, đánh tan đều từ tốc độ thấp đến cao cho hỗn hợp được mịn nhất có thể. Sau đó, bạn cho qua rây lọc và ép lấy nước, bỏ bã.
Phần nước cốt này vì có thêm nước lọc ngoài nên màu sẽ nhạt và vị không đậm bằng khi chúng ta sử dụng máy ép, nhưng bù lại, lượng nước ép sẽ nhiều hơn và vệ sinh máy cũng đơn giản hơn.
Sinh tố cỏ lúa mì giảm cân
Với công dụng hỗ trợ giảm cân, bạn hoàn toàn có thể dùng nước ép cỏ lúa mì để làm nước nền cho một số loại quả mềm, đặc như xoài, bơ, chuối, tạo nên cốc sinh tố hấp dẫn, ngon mắt và ngon miệng.
Những loại quả này đều đem lại hiệu quả cải thiện cân nặng, khi kết hợp với cỏ lúa mì, bạn sẽ có thêm một công thức để bổ sung vào menu của mình đó.
CÔNG THỨC NƯỚC ÉP CỎ LÚA MÌ
Nước ép cỏ lúa mì mix với gì
Với màu xanh đẹp mặt và vị dễ kết hợp, có lúa mì được xem như “dễ tính” khi kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác, bao gồm cả rau củ lẫn hoa quả. Cụ thể như nào, bạn hãy xem ngay nhé!
1. Nước ép cỏ lúa mì cần tây
Chế biến: 25 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 3 người
Nguyên liệu cần chuẩn bị
– 85ml nước ép cỏ lúa mì
– 2 quả táo đỏ
– 1 quả dưa chuột
– 2 nhánh cần tây
– 1 nắm cải xoăn
– Nước cốt ½ quả chanh
Cách thực hiện
– Rửa các nguyên liệu sạch sẽ, nhất là cần tây và cải xoăn cần chú ý phần bẹ lá thường có nhiều đất cát. Để ráo nước các nguyên liệu rồi cắt khúc vừa ép. Lưu ý, dưa chuột và táo nếu mua được ở những nơi có nguồn gốc hữu cơ thì không cần bỏ vỏ và hạt.
– Ép lần lượt xen kẽ táo, dưa chuột, cần tây, cải xoăn để phần bã được đẩy ra tốt hơn. Hoà tan nước ép mix đấy với nước ép cỏ lúa mì và nước cốt chanh. Uống liền.
Thành phẩm
– Ly nước được xem như là “khắc tinh” của các bệnh cúm mùa vì có nhiều nguyên liệu bổ sung vitamin và các khoáng chất cực mạnh, nâng cao hệ miễn dịch như táo, cần tây, chanh…
2. Nước ép cỏ lúa mì cà rốt
Chế biến: 25 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 2 người
(Nguồn: Facebook)
Nguyên liệu cần chuẩn bị
– 85ml nước ép cỏ lúa mì
– 2 củ cà rốt
– Nước cốt ½ quả chanh
Cách thực hiện
– Cà rốt nên chọn mua nơi có nguồn gốc hữu cơ để ép sống sẽ đảm bảo vệ sinh. Ngâm rửa và dùng bàn chải chuyên dụng để loại bỏ cát bám trên vỏ, sau đó để ráo nước và cắt khúc vừa ép.
– Bạn ép cà rốt lấy nước hoặc xay lọc bỏ bã, sau đó mix các nước cốt vào nhau. Khuấy tan đều.
Thành phẩm
– Nước ép cỏ lúa mì mix cà rốt sẽ có màu nâu nhẹ, uống thấy dậy lên vị tự nhiên và “thân quen” bởi mùi cỏ, mùi củ. Bạn hãy làm và trải nghiệm ngay nhé.
Xem thêm: NƯỚC ÉP CÀ RỐT – TOP 10 CÔNG THỨC ĐẸP DA, GIỮ DÁNG 2023
3. Nước ép cỏ lúa mì dưa leo
Chế biến: 20 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 2 người
(Nguồn: Facebook Nguyễn Trinh)
Nguyên liệu cần chuẩn bị
– 85ml nước ép cỏ lúa mì
– 2 dưa leo
– Vài nhánh lá bạc hà
– Nước cốt ½ quả chanh
Cách thực hiện
– Dưa leo ngâm trong nước rửa sạch, không cần gọt vỏ sau đó cắt khúc. Lá bạc hà nhặt lấy phần dùng được, bỏ gốc rễ đi.
– Bạn ép chuột và lá bạc hà lần lượt, sau đó lấy nước ép cỏ lúa mì và nước cốt chanh hòa vào cùng. Uống ngay khi hoàn thành bạn nhé.
Thành phẩm
– Vị ngọt khá dịu của cỏ mèo được lẫn vào nước ép dưa chuột một cách hoàn hảo, thêm chút mát nhẹ của bạc hà, hứa hẹn là thức uống giải khát hiệu quả và ưa chuộng của nhiều người đó.
Xem thêm: NƯỚC ÉP DƯA CHUỘT – LỢI ÍCH & 5 CÁCH LÀM CHI TIẾT 2023
4. Nước ép cỏ lúa mì táo
Chế biến: 25 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 2 người
(Nguồn: Facebook Trần Mai Anh)
Nguyên liệu cần chuẩn bị
– 85ml nước ép cỏ lúa mì
– 2 quả táo
– Nước cốt ½ quả chanh
Cách thực hiện
– Táo ngâm rửa, để ráo nước. Bạn chỉ cần bỏ cuống và phần rốn quả, còn lại có thể giữ cả vỏ và hạt vì đây là 2 phần chứa nhiều chất nhất của quả.
– Ép 2 quả táo rồi cho nước cốt chanh vào luôn sẽ không có tình trạng nước chuyển màu nâu, sau đó mix với nước ép cỏ lúa mì. Khuấy đều và thưởng thức.
Thành phẩm
– Dù bạn lựa chọn táo đỏ hay xanh để kết hợp cùng nước ép cỏ lúa mì thì cũng đều đem đến ly nước mix thơm ngọt đặc trưng, nhẹ nhàng. Nhưng vị dịu dàng là thế, nước ép cỏ lúa mì mix táo cực kỳ bổ dưỡng vì chứa nhiều chất chống oxy hoá mạnh.
5. Nước ép cỏ lúa mì cam
Chế biến: 15 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 2 người
(Nguồn: A Better Life)
Nguyên liệu cần chuẩn bị
– 85ml nước ép cỏ lúa mì
– 1 quả cam
– Nước cốt ½ quả chanh
Cách thực hiện
– Cam bổ đôi, vắt lấy nước cốt và bỏ vỏ, hạt.
– Mix nước cốt cam, chanh và cỏ lúa mì vào nhau, dùng thìa khuấy nhẹ và uống liền.
Thành phẩm
– Ai là fan của nước cam hẳn rất thích thú khi phát hiện ra công thức này. Không ngờ loại quả chua này khi kết hợp với nước ép của cây cỏ lại cho hương vị dễ chịu đến thế, không bị gắt mà lại còn ngọt thanh, tự nhiên.
6. Nước ép cỏ lúa mì dừa
Chế biến: 15 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 2 người
(Nguồn: Facebook Hằng Lê)
Nguyên liệu cần chuẩn bị
– 85ml nước ép cỏ lúa mì
– Nước 1 quả dừa tươi
Cách thực hiện
– Bạn mix hai nguyên liệu vào nhau, khuấy đều và uống liền.
Thành phẩm
– Công thức đơn giản, không yêu cầu nhiều nhưng lại đem đến vô vàn lợi ích sức khỏe. Nhất là mùa hè nắng nóng, nếu bổ sung ly nước này thì giải nhiệt giải khát còn gì bằng. Note ngay lại bộ đôi cỏ lúa mì và dừa này ngay thôi nào.
CÂU HỎI KHI SỬ DỤNG NƯỚC ÉP CỎ LÚA MÌ
1. Lưu ý khi dùng nước ép cỏ lúa mì
(Nguồn: Entrenamiento)
Không thể phủ nhận những lợi ích của cỏ lúa mì đem lại, tuy nhiên, những đối tượng dưới đây cần lưu ý trước khi chế biến và sử dụng loại mầm thực dưỡng này:
- Có thai hoặc cho con bú (nên dùng theo khuyến cáo của bác sĩ)
- Đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
- Dị ứng với chất nào của cỏ lúa mì
- Đang gặp bất cứ tình trạng bệnh lý nào
Nhìn chung, để chắc chắn và đảm bảo an toàn, bạn cần cân nhắc giữa lợi ích với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng cỏ lúa mì. Tốt nhất là tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Bạn cũng nên lưu ý rằng loại cỏ này có chứa rất nhiều vi khuẩn và nấm, nên việc chế biến cần phải hết sức cẩn thận để tránh ngộ độc.
2. Bà bầu có dùng được nước ép cỏ lúa mì?
Với các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, cỏ lúa mì có thể đem đến một số lợi ích nhất định trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ không nên lạm dụng vì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả bà bầu lẫn thai nhi bởi một số tác dụng phụ như:
- Kích thích các phản ứng dị ứng
- Tiềm ẩn nguy cơ sảy thai
- Mất cân bằng dinh dưỡng
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng
Phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm cỏ lúa mì vào chế độ ăn.
3. Có nên sử dụng bột cỏ lúa mì?
(Nguồn: Juice 4 Life)
Hiện nay, trên thị trường có nhiều nơi bán bột cỏ lúa mì, được làm từ cây lúa mì phơi khô và nghiền thành bột mịn rồi đóng vào bao bì. Ưu điểm của loại bột này là tiện lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên, hàm lượng chất dinh dưỡng của bột cỏ lúa mì sẽ không thể bằng nước ép cỏ lúa mì nguyên chất, cũng như về độ tươi ngon.
Chính vì vậy, lý tưởng nhất vẫn là sử dụng có lúa mì tươi để làm nước ép. Bạn có thể trồng từng đợt xen kẽ nhau để chế biến và sử dụng liên tục, hoặc thu hoạch một mẻ rồi bảo quản cẩn thận để dùng dần.
LIỆU TRÌNH NƯỚC ÉP RAU XANH TRUE JUICE
Sử dụng nước ép rau củ màu xanh đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp như thanh lọc cơ thể, làm đẹp da, ngăn ngừa các bệnh mãn tính và ung thư…
Bởi hầu hết các loại rau củ có chứa nhiều vitamin A, B, C, E, K… là những thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bổ sung nước ép xanh là cách khoa học và hiệu quả giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ làm chậm quá trình lão quá… Đặc biệt, một số loại quả có chất chống oxy hóa rất tốt cho việc phòng ngừa rủi ro bệnh lý.
Với những lợi ích to lớn của nước ép tác động đến cơ thể của mình, ngay từ bây giờ, bạn có thể đặt liệu trình nước ép rau củ xanh GREEN JUCIE giúp cải thiện và phục hồi sức khỏe
từ diệp lục tự nhiên.
“Green juice is king!” – Nước ép từ rau củ xanh có chứa vi chất dinh dưỡng từ thực vật CHLOROPHYLL giúp giảm cân, thải độc thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, kháng khuẩn và hỗ trợ chữa lành vết thương hiệu quả.
Ngoài ra, liệu trình còn được xem là “người tạo máu” xuất sắc và hỗ trợ khử mùi toàn thân (hôi miệng, hôi nách), chống táo bón…
—
—
Nhận tư vấn miễn phí từ True Juice
—
Kết luận
Có lúa mì không chỉ là thực dưỡng hiện đại. Với những chia sẻ từ bài viết này, True Juice hy vọng bạn đã có thêm thông tin để có thể tự tạo một “vườn” cỏ xanh xinh tươi và sáng tạo những ly nước ép ngọt lành, bổ sung dinh dưỡng cho mình và người thân.
Bạn hãy chia sẻ những hình ảnh và cảm nhận khi tự tay làm nên ly nước ép cỏ lúa mì nhé, chắc chắn sẽ rất thú vị và ý nghĩa đó! True Juice chờ đợi và đón đọc những bình luận bên dưới nhé.
Tham khảo thêm:
NƯỚC ÉP CỦ DỀN – [ TOP 10 CÔNG THỨC ] GIẢM CÂN, ĐẸP DA
NƯỚC ÉP RAU MÁ – 6 CÔNG THỨC THANH NHIỆT. ĐẸP DA. GIẢI ĐỘC
NƯỚC ÉP CÀ CHUA – TOP 6 CÔNG THỨC GIÚP ĐẸP DA, GIỮ DÁNG
NƯỚC ÉP BÍ ĐAO – TOP 6 CÔNG THỨC GIÚP GIẢM CÂN, THẢI ĐỘC
NƯỚC ÉP BÍ ĐỎ – TOP 5 CÔNG THỨC GIẢM CÂN. SÁNG DA 2023
NƯỚC ÉP KHỔ QUA – TÁC DỤNG, CÔNG THỨC, CÁCH LÀM TẠI NHÀ
NƯỚC ÉP CẢI XOĂN – TOP 8 CÔNG THỨC DETOX ĐẸP DA GIỮ DÁNG
NƯỚC ÉP BẮP CẢI TÍM – TOP 6 CÔNG THỨC ĐẸP DA, THẢI ĐỘC
NƯỚC ÉP CỦ CẢI TRẮNG – TOP 5 CÔNG THỨC TRỊ NÁM, GIẢM CÂN
NƯỚC ÉP RAU DIẾP CÁ – TOP 6 CÔNG THỨC THANH NHIỆT, ĐẸP DA
NƯỚC ÉP CỦ CẢI ĐƯỜNG – TOP 5 CÔNG THỨC TỐT CHO SỨC KHỎE
NƯỚC ÉP NGHỆ TƯƠI – TOP 5 CÁCH LÀM TRỊ MỤN TẠI NHÀ 2021
NƯỚC ÉP RAU BINA – TOP 7 CÁCH LÀM GIẢM CÂN HIỆU QUẢ
NƯỚC ÉP MĂNG TÂY – TOP 5 CÔNG THỨC GIẢM CÂN AN TOÀN
NƯỚC ÉP BỒ CÔNG ANH – 5 CÔNG THỨC THẢI ĐỘC CHO CƠ THỂ
NƯỚC ÉP ỚT CHUÔNG – TOP 6 CÁCH LÀM GIẢM CÂN HIỆU QUẢ
NƯỚC ÉP NHA ĐAM – TOP 6 CÔNG THỨC TỐT SỨC KHỎE, LÀM ĐẸP
NƯỚC ÉP CỦ ĐẬU – 7 CÔNG THỨC THANH MÁT. LƯU Ý KHI UỐNG
NƯỚC ÉP CẢI CẦU VỒNG – 5 CÔNG THỨC DETOX CHO NGƯỜI MỚI
NƯỚC ÉP BÔNG CẢI XANH – NGUỒN DINH DƯỠNG TỐT SỨC KHỎE
NƯỚC ÉP GIÁ ĐỖ – TOP 3 CÔNG THỨC GIẢM CÂN, TỐT SỨC KHỎE
NƯỚC ÉP HÀNH TÂY – 10 LỢI ÍCH & 4 CÁCH LÀM NƯỚC ÉP CHI TIẾT
NƯỚC ÉP BẮP CẢI – TOP 5 LỢI ÍCH SỨC KHỎE VÀ CÁCH DÙNG
NƯỚC ÉP KHOAI TÂY – SÁNG DA, ĐẸP DÁNG, TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE
NƯỚC ÉP RAU MÙI – TOP 04 CÔNG THỨC GIẢM CÂN, THẢI ĐỘC
Wikipedia: Nước ép rau củ
No Comments