NƯỚC ÉP RAU MÁ – 6 CÔNG THỨC THANH NHIỆT. ĐẸP DA. GIẢI ĐỘC

Rau má là cây thân thảo mọc bò trên mặt đất, xuất hiện ở nhiều nơi trên dải đất chữ S Việt Nam. Do đó, bạn sẽ thường xuyên thấy rau má xuất hiện trong bữa ăn như món canh, gỏi nộm…

Mùa hè đến rồi, rau má còn trở thành thức uống tươi mát yêu thích của nhiều người. Không chỉ bởi nước ép rau má có nhiều tác dụng như thanh nhiệt, giải độc… mà còn vì nguyên liệu này khi mix sẽ tạo nên hương vị hấp dẫn, màu sắc bắt mắt.

644

Bạn đang muốn sử dụng nước ép rau củ quả để cải thiện vấn đề nào?

Cùng True Juice tìm hiểu ngay nào!

Uống nước ép rau má có tác dụng gì?

tac-dung-nuoc-ep-rau-ma

(Nguồn: Freepik)

Thành phần dinh dưỡng của rau má

Không phải ngẫu nhiên mà rau má được coi là một trong những cây thuốc dân gian. Cứ mỗi 100g dịch chiết rau má (gồm cả thân, lá, rễ, hoa) có chứa: 88% nước, 177% sắt, 3% chất đạm…

Hàm lượng các vitamin trong rau má cũng rất đa dạng (trong đó vitamin C chiếm 12%) và các khoáng chất khác có thể kể đến là canxi, chất xơ…

1. Nước ép rau má trị mụn

Trong y học cổ truyền, rau má có tác dụng thanh nhiệt, lợi gan, tác động tới việc điều trị mụn từ bên trong. Ngoài ra, vitamin B6 trong nước ép rau má giúp làm se nhanh cồi mụn, trong khi hoạt chất Saponin có tác dụng tái tạo tế bào mô da bị tổn thương, giúp hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả.

Không thể không nhắc đến chất chống oxy hóa trong rau má có tác dụng hỗ trợ cải thiện làn da vì giảm quá trình lão hóa và tăng độ đàn hồi.

2. Nước ép rau má giảm cân

nuoc-ep-rau-ma-giam-can

(Nguồn: Internet)

Nghiên cứu năm 2014 cho thấy rằng rau má có thể giảm lượng đường trong máu. Đây là tín hiệu mừng vì điều chỉnh lượng đường có liên quan trực tiếp đến việc giảm cân hiệu quả.

Bên cạnh đó, do tác dụng lợi tiểu mà uống nước ép rau má sẽ giúp đào thải chất lỏng dư thừa ra bên ngoài, giảm thể tích và trọng lượng cơ thể.

3. Nước ép rau má thanh nhiệt

Rau má tính hàn, dưỡng âm nên uống vào sẽ không còn cảm giác nóng trong người mà thấy sảng khoái, nhẹ nhàng. Uống nước ép rau má sẽ lợi tiểu, giúp cơ thể thải độc ra ngoài hiệu quả.

Mùa hè nắng nóng, bạn hãy trải nghiệm ly nước ép từ loại rau mọc tự nhiên này để thấy thanh nhiệt từ bên trong như nào nhé.

4. Tốt cho tim mạch

nuoc-ep-rau-ma-tot-cho-tim-mach

(Nguồn: PuzzlePix)

Một kết quả nghiên cứu năm 2001 với những người giãn tĩnh mạch cho thấy bổ sung nước rau má có thể làm giảm các vấn đề về giữ nước, sưng mắt cá chân và cải thiện tuần hoàn. Bởi rau má chứa nhiều dưỡng chất và đặc tính mát nên có khả năng hỗ trợ lưu thông máu trong cơ thể.

Ngoài ra, bổ sung nước rau má thường xuyên sẽ có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu, hạn chế các tai biến do xơ vữa động mạch máu. Vì thế, đây được xem là “thuốc” cho những người béo phì, thừa cân, xơ vữa động mạch máu.

5. Giảm lo âu

Trong rau má có chất triterpenoid, có thể giúp bạn giảm lo âu và tăng cường các chức năng thần kinh đối ở nhiều người.

Với khả năng điều trị căng thẳng này, nước ép rau má được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ. Một số người coi đây là bài thuốc thảo dược như một giải pháp thay thế an toàn cho các loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ và các chứng rối loạn giấc ngủ khác.

Công thức làm nước ép rau má mix

1. Nước ép rau má, diếp cá

nuoc-ep-rau-ma-rau-diep-truejuice

Chế biến: 15 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 2 người

(Nguồn: Facebook)

Nguyên liệu:

– 50g rau má

– 50g rau diếp

– ½ quả chanh

Cách làm nước ép rau má, diếp cá:

– Chọn mua nguyên liệu: Chọn rau má và rau diếp non, màu xanh tươi, cọng mọng nước. Nếu chọn loại già, lá và cọng xanh đậm thì thành phẩm có thể sẽ bị đắng, uống gắt cổ hoặc mùi nồng.

– Sơ chế: Rau má và rau diếp rửa sạch, có thể ngâm trong nước để loại bỏ đất cát bám trên rau. Chanh vắt lấy nước cốt.

– Ép / Xay: Rau sau khi để ráo nước sẽ cho vào máy ép. Đối với việc sử dụng máy xay sinh tố để thay thế, bạn nên cho thêm nước lọc để được hỗn hợp nhuyễn hơn rồi cho vào màng lọc lấy nước cốt, bỏ bã.

– Thành phẩm / Lợi ích: Ly nước ép mix từ hai loại rau dân dã có màu xanh đậm ấn tượng, hương vị “quê nhà” nhưng vô cùng bổ dưỡng, sảng khoái. Đừng quên hòa tan cùng nước cốt chanh để tăng thêm cảm nhận và giữ dưỡng chất lâu hơn nhé.

2. Nước ép rau má đậu xanh

nuoc-ep-rau-ma-dau-xanh-truejuice

Chế biến: 30 phút — Độ khó: Trung bình — Khẩu phần: 2 người

(Nguồn: Internet)

Nguyên liệu:

– 100g rau má

– 200g đậu xanh

Cách làm nước ép rau má đậu xanh:

– Chọn mua nguyên liệu: Rau má chọn rau tươi non, cọng nhiều nước. Đậu xanh nên lấy hạt còn vỏ để đảm bảo dinh dưỡng hơn.

– Sơ chế: Đậu xanh sau khi ngâm khoảng từ 3 – 4 tiếng thì đem hấp trong vòng 30 phút. Rau má nhặt sạch, ngâm rửa loại bỏ đất cát và để ráo. Có thể cắt thành khúc cho dễ thực hiện công đoạn tiếp theo.

– Ép / Xay: Đậu xanh hấp chín thì nghiền mịn. Rau má ép hoặc xay lọc bỏ bã, chỉ lấy nước cốt. Sau đó, cho nước ép rau má vào hỗn hợp đậu xanh (có thể cho vào máy xay để tốc độ nhẹ sẽ giúp nguyên liệu được mix vào nhau đều hơn).

– Thành phẩm / Lợi ích: Đây là công thức “không thế bỏ qua” mỗi mùa hè, vì sự thanh mát của các nguyên liệu và không cần đường mà vẫn thấy vị ngọt thơm lan tỏa. Hãy dành thời gian chuẩn bị ly nước ép rau má đậu xanh, đảm bảo bạn sẽ không cảm thấy thất vọng với công thức này đâu.

3. Nước ép rau má với dừa

nuoc-ep-rau-ma-dua-truejuice

Chế biến: 20 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 2 người

(Nguồn: Foody)

Nguyên liệu:

– 100g rau má

– 1 quả dừa

Cách làm nước ép rau má mix dừa:

– Chọn mua nguyên liệu: Dừa chọn quả có kích thước vừa phải (tầm 1.5kg) thì nước thường sẽ ngọt (quả to hơn thường là dừa lai và nước sẽ nhạt). Rau má non sẽ cho vị nhẹ nhàng và mùi thơm dịu.

– Sơ chế: Dừa bổ quả, lấy nước. Nếu thích ly nước ép có vị bùi ngậy hơn, bạn có thể nạo thêm cùi. Rau má nhặt bỏ cọng vàng, lá hỏng… rồi làm sạch, để ráo.

– Ép / Xay: Đối với máy ép, bạn cho rau má ép trước và cùi dừa ép sau để phần bã được đẩy ra tốt hơn. Lấy nước cốt hòa cùng nước dừa tươi là xong thành quả ngọt lành.

Đối với máy xay sinh tố, bạn cho tất cả rau, cùi dừa, nước dừa vào xay nhuyễn, lọc bỏ bã và thưởng thức thôi.

– Thành phẩm / Lợi ích: Ly nước ép rau má mix dừa chẳng cần đường, chẳng cần đá mà uống vào vẫn sảng khoái và ngọt lành. Giống như nước ép rau má đậu xanh, đây cũng được xem là “ngôi sao” mỗi khi mùa hè tới, bạn hãy thử bắt tay làm ngay nhé.

Xem thêm: Cách làm rau má mix dừa

4. Nước ép rau má với dứa

Chế biến: 20 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 2 người

Nguyên liệu:

– 100g rau má

– 1 quả dứa

– ½ quả chanh

Cách làm nước ép rau má mix dứa:

– Chọn mua nguyên liệu: Rau má non, không có nhiều cọng héo, vàng. Dứa chọn quả màu vàng đều, mùi thơm nhưng không quá nồng và không bị dập, hỏng.

– Sơ chế: Dứa rửa qua, cắt vỏ bỏ cuống và có thể không cần bỏ mắt. Rau má loại bỏ phần hỏng, giũ đất cát bám trên rễ rồi đem rửa sạch, để ráo nước. Chanh vắt lấy nước cốt.

– Ép / Xay: Nếu dùng máy ép, bạn cho lần lượt rau má rồi dứa vào. Nếu dùng máy sinh tố để xay bỏ bã thì cho cả hai nguyên liệu vào một lúc, thêm chút nước lọc cho dễ nhuyễn hơn. Nước cốt chanh hòa tan trong công đoạn cuối cùng.

– Thành phẩm / Lợi ích: Nước ép rau má mix dứa sẽ có màu xanh vàng dễ thương và mùi vị cũng “đáng yêu” không kém: chua chua, mát mát, thanh thanh… rất dễ uống. Rau má đã mát, kết hợp với dứa nhiều vitamin C lại càng thêm dinh dưỡng mỗi ngày. Thử công thức này ngay nào.

5. Nước ép rau má cà rốt

Chế biến: 20 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 2 người

Nguyên liệu:

– 100g rau má

– 2 củ cà rốt

– ½ quả chanh

Cách làm nước ép rau má cà rốt:

– Chọn mua nguyên liệu: Cà rốt mua củ màu đều, không bị sâu hỏng hoặc nhiều vết nứt (dễ bị vi khuẩn từ đất thâm nhập vào sâu). Rau má nên lựa rau non để ngon và nhiều nước hơn.

– Sơ chế: Rau má rửa sạch, để ráo nước. Cà rốt nên ngâm cho ra hết bụi bẩn, bỏ cuống. Có thể bạn không cần gọt vỏ của củ, nhưng nên dùng bàn chải chuyên dụng để loại bỏ đất cát bám trên đó tốt hơn. Vắt lấy nước cốt chanh.

– Ép / Xay: Rau má và cà rốt lần lượt bỏ theo thứ tự để đẩy bã tốt hơn khi đem ép. Nếu dùng máy xay thì có thể cắt nguyên liệu thành các miếng vừa xay hơn, bỏ tất cả cùng ít nước lọc. Hỗn hợp khi đã nhuyễn thì đem lọc bỏ bã. Cuối cùng là thêm nước cốt chanh.

– Thành phẩm / Lợi ích: Màu của ly nước ép rau má cà rốt sẽ có màu tựa đất, rất tự nhiên và thân thuộc. Cả hai nguyên liệu đều có vị hơi ngang nhẹ, nhưng uống vào một lúc sẽ thấy rất thích bởi chút ngọt nơi cuống họng và cảm giác dịu nhẹ.

6. Nước ép rau má mật ong

nuoc-ep-rau-ma-mat-ong-truejuice

Chế biến: 15 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 3 người

(Nguồn: Wok and Kin)

Nguyên liệu:

– 200g rau má

– 10ml mật ong

Cách làm nước ép rau má mật ong:

– Chọn mua nguyên liệu: Với công thức này, vị của rau má sẽ là rõ nhất. Vì vậy, tùy vào khẩu vị là thích mùi vị đậm thì chọn rau già hoặc vị thanh thì chọn rau non. Mật ong rừng nguyên chất là đảm bảo nhất.

– Sơ chế: Rau má rửa sạch, để ráo. Có thể cắt khúc để thực hiện việc ép / xay dễ hơn.

– Ép / Xay: Bạn cho rau má vào máy ép, sẽ được ly nước nguyên chất có màu xanh đậm và khá sánh đặc. Nếu dùng máy xay sinh tố, đừng quên bỏ thêm chút nước lọc cho dễ xay và bỏ bã hiệu quả hơn nhé. Cuối cùng, hòa mật ong vào ly nước để thưởng thức.

– Thành phẩm / Lợi ích: Dùng nước ép rau má kết hợp với mật ong, bạn sẽ nạp những dưỡng chất tốt nhất và năng lượng tích cực vào cơ thể để thường xuyên có được những ngày làm việc vui vẻ, tập trung hiệu quả hơn.

Cách làm nước ép rau má bằng máy ép

cach-lam-nuoc-ep-rau-ma-bang-may-ep

(Nguồn: Internet)

Bước 1: Bạn hãy ngắt bỏ bớt thân cứng, lá già, rễ bẩn của rau má, sau đó rửa sạch thật kỹ (có thể ngâm trong nước để loại bỏ đất cát tốt hơn) và để vào rổ cho ráo nước.

Bước 2: Cắt khúc rau má và cho vào máy ép chậm.

Bước 3: Rót nước ra cốc, cho thêm nước cốt chanh để bổ sung chất và tạo vị dễ chịu khi thưởng thức hơn.

Sẽ là tốt nhất nếu bạn uống nước ép ngay khi vừa hoàn thiện, nhưng cũng có thể để lạnh để tăng cảm giác sảng khoái hơn và cũng là để bảo quản tốt hơn nữa.

Cách làm nước ép rau má bằng máy xay sinh tố

cach-lam-nuoc-ep-rau-ma-bang-may-xay

(Nguồn: Pinterest)

Nếu không có máy ép, bạn có thể dùng máy xay sinh tố thay thế. Sau khi sơ chế rau má sạch sẽ và để ráo nước, bạn cho vào máy xay cùng chút nước lọc để khi xay được dễ dàng hơn.

Sau khi xay xong bạn dùng rây lọc bã rau má để lấy nước cốt và thêm nước cốt chanh. Không chỉ là thức uống giải khát, bạn còn bổ sung tác dụng từ loại rau dân dã này.

Câu hỏi thường gặp về nước ép rau má

1. Có nên uống nước ép rau má hàng ngày?

Mặc dù được xem như thảo dược bổ – rẻ – dễ tìm cho việc giảm cân, trị mụn, tiêu độc, mát gan… nhưng bạn không nên uống rau má quá nhiều.

Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên hấp thụ từ 30 – 40g rau má tươi mỗi ngày và chỉ nên liên tục trong vòng 1 tháng để tránh các tác dụng phụ như đầy bụng, khó tiêu, giảm khả năng mang thai…

2. Uống nước ép rau má khi nào tốt nhất?

uong-nuoc-ep-rau-ma-khi-nao

(Nguồn: Free Stock)

Nguyên tắc uống nước ép nói chung là khi bụng rỗng, bởi cơ thể đang trong trạng thái sẵn sàng để hấp thu tốt nhất các chất dinh dưỡng từ bên ngoài. Do vậy, bạn đừng uống kèm bữa ăn nhé. 

Tuy nhiên, những người bị đau dạ dày không nên uống nước ép rau má khi quá đói, mà có thể chọn thời điểm sau ăn khoảng 1h. 

Một số chuyên gia dinh dưỡng khuyên thời gian cụ thể để uống nước ép rau má là vào buổi gần trưa (khoảng 10h) hoặc trưa xế (khoảng 13h). Đây cũng là lúc cơ thể cảm thấy mệt mỏi vì làm việc nửa ngày rồi, nên hãy bổ sung tầm này để cảm thấy năng lượng tích cực hơn.

3. Nước ép rau má để được bao lâu?

Giống như bất cứ nước ép rau củ quả tươi nào, việc sử dụng luôn khi vừa ép xong sẽ là đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo chất lượng nhất. Tuy nhiên, nếu không thể uống hết trong một lần, hoặc bạn làm dư ra để dùng cả ngày vì cùng một công làm, thì hãy chú ý bảo quản lạnh cẩn thận.

Nên dùng tốt nhất trong vòng 24 giờ đầu, nếu không vitamin để lâu cũng sẽ bị oxy hóa trong môi trường, cũng như hương vị không được tươi ngon nữa.

4. Tác hại khi uống nước ép rau má sai cách?

tac-hai-khi-uong-nuoc-ep-rau-ma-sai-cach

(Nguồn: Internet)

Nhiều người vì thấy rau má hiệu quả trong việc giảm mụn, mờ thâm sẹo hoặc mùa hè nhu cầu giải khát, thanh lọc cơ thể liên tục nên lạm dụng dùng nước ép rau má quá nhiều.

Đây không phải là cách dùng đúng vì dùng quá nhiều và kéo dài có thể gây biến chứng cho một số tế bào máu, tế bào gan, tế bào thận.

Sau một tháng sử dụng liên tục (liều lượng mỗi ngày khoảng 40g rau) thì bạn nên nghỉ ít nhất nửa tháng rồi mới tiếp tục uống nước ép rau má tiếp nhé.

5. Những người không được uống nước rau má?

Mặc dù rất thân quen với người Việt Nam trong cuộc sống hằng ngày, nhưng những đối tượng dưới đây nên cân nhắc sử dụng nước ép rau má:

– Phụ nữ mang thai và cho con bú

– Người mắc bệnh gan

– Người có lịch phẫu thuật trong vòng hai tuần tới

– Người có tiền sử ung thư da

– Người dưới 18 tuổi

– Người đang sử dụng một số thuốc

Những người này có thể gặp một số phản ứng không mong muốn nếu dùng nước ép rau má với liều lượng quá nhiều. Nếu có bất kỳ lo lắng hay thắc mắc gì, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung thức uống dinh dưỡng này vào chế độ ăn nhé. 

6. Cách bảo quản nước ép rau má?

cach-bao-quan-nuoc-ep-rau-ma

(Nguồn: IstockPhoto)

Nước ép rau má khi bảo quản cần đựng trong chai lọ đậy kín và để lạnh. Ngoài ra, thêm vài giọt nước cốt chanh cũng giúp nước ép tăng tính kiềm, giữ vitamin và giúp sản phẩm chất lượng lâu hơn.

Nếu mang nước ép rau má theo mình để uống cả ngày, bạn có thể cho vài túi giữ nhiệt lạnh để bảo quản sản phẩm tốt hơn nhé.

Liệu trình nước ép hàng ngày tại True Juice

Juice Daily là liệu trình cải thiện sức khỏe với nước ép tươi sống, nguyên chất từ rau xanh, các loại củ quả kết hợp cùng rau gia vị, thực vật được sử dụng trong trị liệu Đông Y tại Việt Nam.

lieu-trinh-nuoc-ep-hang-ngay-truejuice

Mỗi ngày True Juice sẽ cung cấp 02 chai nước ép tươi vào buổi sáng và giao đến nhà hay chỗ làm việc của khách hàng. Bạn không cần phải mất nhiều thời gian, công sức lo lắng cho chế độ dinh dưỡng mỗi ngày mà vẫn yên tâm thưởng thức hương vị tươi ngon cùng hàm lượng dinh dưỡng phong phú bổ sung cho cơ thể.

Nuoc-ep-rau-cu-qua-hang-ngay

Nhấc máy và gọi điện cho True Juice nhé!

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

096 278 8845

KẾT LUẬN

Không đơn giản là cây rau mọc bờ mọc bụi, rau má là thực phẩm để ăn uống, làm đẹp và chữa bệnh. Chỉ cần sử dụng đúng các lưu ý trên, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được những lợi ích của loại cây này. Mùa hè này, bạn hãy thử ngay các công thức nước ép rau má được True Juice giới thiệu ở trên nhé, đảm bảo yêu thích và giải nhiệt cực hiệu quả đó.

Tham khảo thêm:

NƯỚC ÉP CỦ DỀN – [ TOP 10 CÔNG THỨC ] GIẢM CÂN, ĐẸP DA

NƯỚC ÉP BÍ ĐAO – THỰC HƯ VỀ TÁC DỤNG GIẢM CÂN 2021

NƯỚC ÉP CÀ CHUA – TÁC DỤNG, CÔNG THỨC, CÁCH LÀM TẠI NHÀ

NƯỚC ÉP KHỔ QUA – TÁC DỤNG, CÔNG THỨC, CÁCH LÀM TẠI NHÀ

NƯỚC ÉP BÍ ĐỎ – TOP 5 CÔNG THỨC GIẢM CÂN. SÁNG DA 2021

NƯỚC ÉP DƯA CHUỘT – LỢI ÍCH & 5 CÁCH LÀM CHI TIẾT 2021

NƯỚC ÉP CẢI XOĂN – TOP 8 CÔNG THỨC DETOX ĐẸP DA GIỮ DÁNG

NƯỚC ÉP BẮP CẢI TÍM – TOP 6 CÔNG THỨC ĐẸP DA, THẢI ĐỘC

NƯỚC ÉP CỎ LÚA MÌ – TOP 5 CÔNG THỨC ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ

NƯỚC ÉP CỦ CẢI TRẮNG – TOP 5 CÔNG THỨC TRỊ NÁM, GIẢM CÂN

NƯỚC ÉP RAU DIẾP CÁ – TOP 6 CÔNG THỨC THANH NHIỆT, ĐẸP DA

NƯỚC ÉP CỦ CẢI ĐƯỜNG – TOP 5 CÔNG THỨC TỐT CHO SỨC KHỎE

NƯỚC ÉP NGHỆ TƯƠI – TOP 5 CÁCH LÀM TRỊ MỤN TẠI NHÀ 2021

NƯỚC ÉP RAU BINA – TOP 7 CÁCH LÀM GIẢM CÂN HIỆU QUẢ

NƯỚC ÉP MĂNG TÂY – TOP 5 CÔNG THỨC GIẢM CÂN AN TOÀN

NƯỚC ÉP BỒ CÔNG ANH – 5 CÔNG THỨC THẢI ĐỘC CHO CƠ THỂ

NƯỚC ÉP ỚT CHUÔNG – TOP 6 CÁCH LÀM GIẢM CÂN HIỆU QUẢ

NƯỚC ÉP NHA ĐAM – TOP 6 CÔNG THỨC TỐT SỨC KHỎE, LÀM ĐẸP

NƯỚC ÉP CỦ ĐẬU – 7 CÔNG THỨC THANH MÁT. LƯU Ý KHI UỐNG

NƯỚC ÉP CẢI CẦU VỒNG – 5 CÔNG THỨC DETOX CHO NGƯỜI MỚI

NƯỚC ÉP BÔNG CẢI XANH – NGUỒN DINH DƯỠNG TỐT SỨC KHỎE

NƯỚC ÉP GIÁ ĐỖ – TOP 3 CÔNG THỨC GIẢM CÂN, TỐT SỨC KHỎE

NƯỚC ÉP HÀNH TÂY – 10 LỢI ÍCH & 4 CÁCH LÀM NƯỚC ÉP CHI TIẾT

NƯỚC ÉP BẮP CẢI – TOP 5 LỢI ÍCH SỨC KHỎE VÀ CÁCH DÙNG

NƯỚC ÉP KHOAI TÂY – SÁNG DA, ĐẸP DÁNG, TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE

NƯỚC ÉP RAU MÙI – TOP 04 CÔNG THỨC GIẢM CÂN, THẢI ĐỘC

Wikipedia: Nước ép rau củ

WebMD: Thông tin chi tiết về rau má

5/5 - (1 vote)
Chia sẻ với bạn bè ❤️

No Comments

Leave a Reply