“Ăn một quả táo mỗi ngày, bạn sẽ không cần phải gặp bác sĩ”. Đây là câu nói đã quá nổi tiếng về lợi ích kỳ diệu của loại quả phổ biến bậc nhất hành tinh. Vậy điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn uống nước ép táo thường xuyên? Liều lượng mỗi ngày bao nhiêu là đủ và nên mix táo với nguyên liệu nào để tạo ra nước ép có hương vị hấp dẫn?
Trong bài viết này, True Juice sẽ lần lượt giải đáp tất tần tật những thắc mắc quen thuộc về nước ép táo, giúp bạn dễ dàng thực hiện ngay tại nhà và duy trì thói quen dinh dưỡng lành mạnh.
Tìm hiểu cùng True Juice thôi!
MỤC LỤC
NƯỚC ÉP TÁO CÓ TÁC DỤNG GÌ?
Có khoảng 7.500 loại táo khác nhau đang được trồng khắp nơi trên thế giới. Có quả màu đỏ quyến rũ, có quả lại màu vàng tươi hay xanh non mát mắt. Có quả mềm xốp, có quả lại giòn căng. Tuy nhiên, dù là giống táo nào, chúng cũng đều có vị chua ngọt đặc trưng và mùi hương thơm dịu, rất phù hợp để làm nước ép.
Hãy xem thử nước ép táo mang lại những lợi ích gì nhé.
Ảnh: Healthline
1. Bù nước cho cơ thể
Táo chứa rất nhiều nước, do đó là thành phần phổ biến trong các công thức nước ép mix, tương tự như dưa leo hay dứa. Với những người lười uống nước hoặc những bệnh nhân không thể bổ sung dinh dưỡng qua thức ăn cứng, nước ép là một lựa chọn hoàn hảo để hỗ trợ quá trình hydrat hóa.
Không chỉ thế, làn da được ngậm nước thường xuyên cũng sẽ căng bóng hơn và đẩy lùi khả năng lão hóa sớm.
2. Chống oxy hóa hiệu quả
Táo chứa hàm lượng lớn các hợp chất thực vật có lợi, đặc biệt là polyphenol. Phần lớn hợp chất này nằm trong vỏ (do đó đừng bỏ vỏ nếu bạn tìm được nguồn táo hữu cơ nhé), một số nằm ở phần thịt táo và vẫn được giữ lại trong quá trình ép nước.
Hợp chất thực vật từ quả táo có thể bảo vệ các tế bào khỏi bị viêm nhiễm và tổn thương do oxy hóa – những yếu tố tiềm ẩn gây ra các loại bệnh mãn tính.
Những quả táo có nước ép màu đục (thường là táo hữu cơ) sẽ chứa nhiều polyphenol hơn nước ép màu trong suốt.
3. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Polyphenol cũng đặc biệt có lợi cho sức khỏe tim mạch của bạn. Nó có thể giúp ngăn chặn cholesterol LDL (cholesterol xấu) bị oxy hóa và tích tụ trong động mạch.
4. Bảo vệ chức năng não bộ
Một số nghiên cứu cho thấy nước ép táo có thể giúp bảo vệ trí nhớ và cải thiện sức khỏe của não bộ khi lão hóa. Uống mỗi ngày một cốc nước ép táo 240 ml, những người bị bệnh Alzheimer có khả năng giảm nhẹ triệu chứng lo lắng, bồn chồn.
Uống nước ép táo có giảm cân không?
Ngoài những lợi ích kể trên, rất nhiều người kỳ vọng vào tác dụng giảm cân – tiêu mỡ. Để có câu trả lời chính xác, trước hết chúng ta cần biết nước ép táo bao nhiêu calo.
Một quả táo kích cỡ trung bình chứa khoảng 95 calo, trong khi một cốc nước ép 240 ml cung cấp cho bạn 114 calo. Ở dạng lỏng, thực phẩm được hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn, do đó bạn có khả năng nạp quá nhiều calo (và cả quá nhiều đường) nếu uống thường xuyên mà không kiểm soát về lượng.
Ngược lại, nếu mix táo với những nguyên liệu khác khi làm nước ép, bao gồm các loại củ và rau xanh, bạn có thể hạn chế lượng đường dung nạp, đồng thời thúc đẩy cơ chế tự thải độc của cơ thể và tống khứ mỡ thừa một cách hiệu quả.
Nhiều người còn hạn chế lượng calo nạp vào cơ thể bằng cách dùng 2 cốc/chai nước ép rau củ thay thế một bữa ăn hàng ngày. Đây là phương pháp giảm mỡ đơn giản, tự nhiên, an toàn và vô cùng hiệu quả.
TÁC DỤNG PHỤ KHI UỐNG QUÁ NHIỀU NƯỚC ÉP TÁO
Không phải vì nước ép táo ngon và bổ mà chúng ta chỉ uống một loại liên tục ngày qua ngày. Ngoài khả năng gây tăng cân đã nhắc đến ở trên, bạn còn có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi uống quá nhiều:
1. Vấn đề tiêu hóa
Các vấn đề về đường tiêu hóa có thể xảy ra trong trường hợp cơ thể dung nạp nước ép táo nhiều hơn mức cần thiết. Sorbitol và fructose trong đó có khả năng gây tiêu chảy mãn tính. Hàm lượng đường cao cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng đầy hơi.
2. Sâu răng
Khi uống nước trái cây quá nhiều, vi khuẩn trong miệng tiêu thụ đường và sản sinh axit, ăn mòn men răng và có thể dẫn đến tình trạng sâu răng. Một nghiên cứu được thực hiện trên 12 loại nước ép trái cây khác nhau đã đi đến kết luận là nước ép táo có khả năng ăn mòn men răng nhiều nhất.
3. Tăng đường huyết
Nước ép chứa ít chất xơ hơn táo nguyên quả, trong khi lượng đường lại cao hơn. Do đó, uống quá nhiều có thể làm tăng đột biến mức đường huyết trong cơ thể bạn.
Vậy uống bao nhiêu nước ép táo là đủ? Làm thế nào để tránh những tác dụng phụ này?
Theo khuyến cáo của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ em từ 1-3 tuổi chỉ nên uống tối đa 120 ml nước ép táo nguyên chất mỗi ngày. Lượng tương ứng đối với trẻ 3-6 tuổi là 120-175 ml và trẻ từ 7 tuổi trở lên (tính cả người trưởng thành) là 240 ml.
Ngoài ra, True Juice khuyên bạn thỏa sức sáng tạo các công thức nước ép từ nhiều nguyên liệu khác nhau thay vì chỉ uống mỗi nước ép táo nguyên chất nhé! Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đầu, True Juice đã tổng hợp bộ công thức dành cho người mới ngay dưới đây.
10 CÔNG THỨC NƯỚC ÉP TÁO MIX HẤP DẪN
Tuy sử dụng nhiều nguyên liệu khác nhau, những công thức nước ép này đều dễ uống do táo đã làm át đi vị ngai ngái và đắng nhẹ của rau củ. Cùng vào bếp và trổ tài pha chế thôi!
1. Nước ép táo cà rốt
Ảnh: Pinterest
Nguyên liệu:
- 1 quả táo
- 1 củ cà rốt
- 1 mẩu gừng bé
Táo và cà rốt là sự kết hợp kinh điển trong thế giới juicing, tạo ra vị ngọt thơm khó cưỡng. Bạn không cần gọt vỏ nếu chúng là thực phẩm hữu cơ. Đặc biệt, chỉ một chút cay cay của gừng cũng đủ khiến hương vị được nâng tầm đáng kể. Đừng bỏ qua điểm nhấn thú vị này nhé.
2. Nước ép táo ổi
Ảnh: Pinterest
Nguyên liệu:
- 1 quả táo
- 2 quả ổi
- 1 quả dưa chuột
Sử dụng các nguyên liệu ít ngọt như ổi và dưa chuột, công thức này giúp bạn vẫn thoải mái thưởng thức vị ngon của nước ép mà không phải lo lắng về lượng đường. Bạn cũng có thể cho thêm vài lá cải bó xôi hoặc cải cầu vồng để tạo màu xanh đẹp mắt cho ly nước ép và làm quen với vị của nước ép rau xanh nhé.
3. Nước ép táo dứa (thơm)
Nguyên liệu:
- 3 cup dứa cắt miếng nhỏ
- 2 quả táo xanh
- ½ quả chanh vàng
- 1 nhúm lá bạc hà
Ngay từ ngụm đầu tiên, bạn sẽ cảm nhận được vị thanh mát đầy sảng khoái. Ly nước ép này chua dịu và thơm mùi bạc hà rõ rệt, rất phù hợp với mùa hè nắng nóng của xứ sở nhiệt đới.
Đối với những công thức có chanh, bạn có thể vắt lấy nước cốt hoặc gọt vỏ, bỏ hạt và ép cùng những nguyên liệu khác.
4. Nước ép táo cam
Ảnh: Daisy’s Kitchen
Nguyên liệu:
- 1 quả táo
- 2 quả cam
- 1 củ cà rốt
- 1 lát dứa
Một ly màu vàng cam tươi sáng với rất nhiều vitamin có tác dụng làm đẹp da, mượt tóc và tăng cường sức đề kháng. Trẻ nhỏ cũng sẽ rất thích công thức hấp dẫn này, hãy thử dụ trẻ ăn củ quả nhiều hơn bằng cách này nhé!
5. Nước ép táo cần tây
Nguyên liệu:
- 2 quả táo
- 4 nhánh cần tây
- 1 quả chanh
- 1 mẩu gừng
- 1 cup cải bó xôi.
Công thức xanh mượt này đặc biệt hữu hiệu đối với những ai lười ăn rau. Lưu ý là nếu sử dụng cải bó xôi loại baby thì nước ép sẽ có hương vị dễ uống hơn đối với người mới bắt đầu nhé. Khi uống quen, bạn có thể bớt tỷ lệ táo để công thức ít ngọt hơn.
6. Nước ép táo lê
Nguyên liệu:
- 3 quả táo
- 2 quả lê
- ½ quả chanh
Bạn có thể nạp carotene, pectin, kali, vitamin C từ táo; nguồn chất xơ hòa tan dồi dào từ lê. Trong khi đó, chanh có tác dụng thanh lọc cơ thể và thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động suôn sẻ. Các nguyên liệu này đều rất thơm ngon và dễ uống, do đó bạn có thể cho thêm rau xanh (cải bó xôi, cải xoăn…) để bổ sung diệp lục và các chất chống oxy hóa.
7. Nước ép táo nho
Nguyên liệu:
- 3 quả táo xanh
- 30-40 quả nho xanh
- 1 nhúm nhỏ bạc hà
Công thức ngọt ngào từ táo và nho chắc chắn sẽ làm xiêu lòng cả những người có khẩu vị kén nhất. Để giảm bớt lượng đường tự nhiên, True Juice khuyên bạn sử dụng táo xanh thay vì táo đỏ, nho xanh thay vì nho đỏ/nho đen.
Nước ép táo xanh giảm cân
Nếu bạn vẫn còn dè chừng trước lượng đường trong nước ép táo, hãy chuyển sang sử dụng táo xanh thay vì táo đỏ. Táo xanh ít ngọt hơn và do đó thường xuất hiện trong các công thức nước ép giảm cân.
8. Nước ép táo mật ong
Ảnh: Healthline
Nguyên liệu:
- 3 quả táo
- 1 quả chanh
- 1 thìa canh mật ong
Kết hợp với mật ong, nước ép táo được cho là có tác dụng hạn chế nguy cơ đột quỵ, đồng thời cải thiện sức khỏe của hệ miễn dịch.
9. Nước ép táo dâu
Nguyên liệu:
- 2 cup dâu tây ngắt cuống
- 1 quả táo đỏ cỡ vừa
- 1 thìa canh hạt chia
Sau khi ép dâu tây và táo xen kẽ, ta được một hỗn hợp nước ép màu đỏ tươi rực rỡ. Cho hạt chia vào và khuấy đều lên nhé, đây là cách bổ sung năng lượng và dinh dưỡng cực kỳ hiệu quả đó.
10. Nước ép táo kiwi
Nguyên liệu:
- 2 quả táo
- 2 quả kiwi gọt vỏ
- 1 củ hồi
Hương vị nhẹ nhàng của công thức này chắc chắn sẽ khiến bạn hào hứng hơn với kế hoạch ép rau củ quả mỗi sáng cho cả gia đình. Kiwi chứa nhiều enzyme có lợi cho hệ tiêu hóa, trong khi củ hồi cũng thường được sử dụng để điều trị các chứng đầy bụng, ợ nóng hay đầy hơi.
CÁCH ÉP NƯỚC TÁO KHÔNG BỊ ĐEN
Có một vấn đề muôn thuở đối với những ai thường xuyên ăn táo, đó là loại quả này rất dễ chuyển sang màu thâm đen sau khi được gọt vỏ/cắt lát và tiếp xúc với không khí. Nếu không cẩn thận, ly nước ép táo của bạn cũng có thể bị xỉn màu.
Mẹo rất đơn giản dành cho bạn là tận dụng axit trong nước cốt chanh để ngăn táo đổi màu. Bạn chỉ cần chuẩn bị sẵn một tô nước có vắt chanh và thêm một ít muối, sau đó gọt táo tới đâu ngâm vào nước tới đó. Bằng cách này, dù dùng táo để ăn hay để ép nước, bạn cũng sẽ không gặp tình trạng táo bị thâm đen.
LÀM NƯỚC ÉP TÁO BẰNG MÁY XAY SINH TỐ
Nhiều người không có máy ép tại nhà, trong khi đó máy xay sinh tố lại phổ biến hơn. Trước khi quyết định đầu tư mua một chiếc máy ép để bổ sung rau củ quả vào chế độ ăn dễ dàng hơn, bạn có thể thử làm nước ép táo từ máy xay sinh tố.
Cách thực hiện như sau:
- Chọn những nguyên liệu nhiều nước để mix cùng táo: dứa, cam, chanh, cần tây…
- Cắt nhỏ nguyên liệu hơn so với dùng máy ép. Đối với cam/chanh, bạn vắt nước cốt sẵn và cho vào máy xay để thay cho nước lọc. (Máy xay cần có một chút nước mới có thể hoạt động).
- Lọc hỗn hợp qua rây hoặc túi lọc.
Bạn sẽ thu được một lượng nước ép ít hơn so với máy ép, đồng thời thành phẩm có thể bị lợn cợn và không ngon bằng. Tuy nhiên, đây cũng là một cách đơn giản để tận dụng những gì sẵn có trong căn bếp gia đình. Bạn thử xem nhé!
Cách làm nước ép táo cho bé ăn dặm
Với lượng khuyên dùng tối đa là 120ml nước ép một ngày đối với trẻ 1-3 tuổi, bạn có thể pha thêm nước lọc trước khi cho bé uống, tránh việc cơ thể trẻ nhỏ chưa quen với đồ uống đậm đặc dinh dưỡng sẽ xảy ra các phản ứng khó lường.
Một số nguồn tham khảo thường hướng dẫn hấp táo trước khi xay và lọc nước cho bé uống, tuy nhiên bạn có thể cân nhắc bởi quá trình sinh nhiệt sẽ làm mất đi một lượng lớn enzyme, vitamin và dưỡng chất.
Dùng bã táo làm bánh
Phần bã sau khi ép táo chứa rất nhiều chất xơ và vẫn giữ hương vị đặc trưng của táo. Thay vì bỏ đi, bạn có thể dùng nó để bón cây hoặc làm bánh pancake.
Công thức pancake bã táo:
- Chuẩn bị hỗn hợp bột: bột mì, bã táo, trứng, sữa tươi. Trộn đều.
- Làm nóng chảo với một ít dầu ăn, dùng muôi múc hỗn hợp bột vào áp chảo. Lật mặt bánh để đảm bảo hai mặt vàng đều.
- Trút bánh ra đĩa, xếp chồng lên nhau. Rưới mật ong và thưởng thức.
Bã ép của táo và các nguyên liệu khác đều có thể được sử dụng theo cách này. Quá dễ thực hiện và cũng vô cùng ngon miệng nữa, lần tới bạn hãy thử nhé.
UỐNG NƯỚC ÉP TÁO ĐÚNG CÁCH?
Uống nước ép táo khi nào là tốt nhất? Đừng uống nước ép táo cùng bữa ăn, khi cơ thể đang bận xử lý các loại thực phẩm khác và không thể hấp thụ dinh dưỡng trong nước ép một cách hiệu quả nhất.
Đối với các loại nước ép nói chung, thời gian lý tưởng nhất để uống là trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 2 tiếng, hay nói cách khác là khi bụng rỗng.
Trong trường hợp bạn gặp vấn đề về dạ dày hoặc tiêu hóa, bạn có thể chọn thời điểm sau bữa ăn 1 tiếng để uống nước ép.
NƯỚC ÉP TÁO ĐỂ ĐƯỢC BAO LÂU?
Thời gian bảo quản nước ép táo phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Thiết bị ép: Công nghệ ép lạnh sẽ cho thành phẩm nhiều dinh dưỡng và lâu hỏng nhất, sau đó đến máy ép chậm, còn máy ép ly tâm sẽ tạo ra nước ép có chất lượng kém hơn.
- Chất liệu của bình đựng: Dụng cụ thủy tinh sẽ không tạo ra phản ứng với nước ép, do đó bảo quản nước ép tốt hơn và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Điều kiện bảo quản: Nước ép nên được trữ lạnh ở nhiệt độ dưới 5 độ C, nếu không sẽ dễ thay đổi màu sắc và mùi vị.
Cụ thể, nếu bạn tự làm tại nhà, nước ép có thể chỉ trữ được khoảng 1-2 ngày trong tủ lạnh. Trong khi đó, công nghệ ép lạnh (mà True Juice là đơn vị cung cấp nước ép tươi duy nhất tại Hà Nội đang áp dụng) sẽ giúp nước ép giữ lại trọn vẹn hàm lượng vitamin, enzyme và dưỡng chất trong thời gian lên đến 72 giờ.
Tuy vậy, với nước ép vì mục tiêu cải thiện sức khỏe, True Juice luôn khuyên bạn ép tươi – uống liền thay vì để qua đêm.
LIỆU TRÌNH NƯỚC ÉP GIAO TẬN NƠI MỖI NGÀY
Để trải nghiệm nước ép lạnh từ rau củ canh tác hữu cơ mà không phải tốn thời gian chuẩn bị mỗi ngày, bạn có thể đăng ký liệu trình tại True Juice. Đặc biệt, các liệu trình này được thiết kế chuyên biệt dựa trên các mục tiêu khác nhau: thải độc, giảm mỡ, làm đẹp da, hỗ trợ điều trị bệnh lý…
Hãy xem khách hàng cảm nhận thế nào về hương vị của nước ép rau củ tại True Juice nhé.
—
Bạn có muốn đồng hành cùng True Juice cải thiện sức khỏe mỗi ngày?
—
—
NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
KẾT LUẬN
Táo có thể kết hợp với rất nhiều nguyên liệu khác nhau để tạo nên những công thức nước ép hấp dẫn, bao gồm cả các loại rau xanh như cải bó xôi, cần tây, cải cầu vồng… Đừng chỉ uống mỗi nước ép táo nguyên chất, hãy sáng tạo mỗi ngày và tận hưởng những lợi ích kỳ diệu mà táo đêm lại cho cơ thể.
Hôm nay, bạn đã uống nước ép chưa? Khoe với True Juice công thức yêu thích của bạn nhé.
Tham khảo thêm:
NƯỚC ÉP HOA QUẢ – 13 CÔNG THỨC TỐT CHO SỨC KHỎE 2021
NƯỚC ÉP DƯA HẤU – 3 CÔNG THỨC ĐƠN GIẢN, HẤP DẪN
NƯỚC ÉP LỰU – TÁC DỤNG KỲ DIỆU VÀ TOP CÔNG THỨC 2021
NƯỚC ÉP XOÀI – 5 CÔNG THỨC HẤP DẪN. CÁCH LÀM CHI TIẾT 2021
NƯỚC ÉP LÊ – TOP 4 CÔNG THỨC ĐẸP DÁNG. GIÀU DINH DƯỠNG
NƯỚC ÉP BƯỞI – TOP 5 CÔNG THỨC GIẢM CÂN. ĐẸP DA. DỄ LÀM
NƯỚC ÉP DÂU – CÁCH LÀM. TÁC DỤNG. CÔNG THỨC CHI TIẾT 2021
NƯỚC ÉP ĐU ĐỦ – 7 CÔNG THỨC THƠM MÁT, BỔ DƯỠNG TẠI NHÀ
NƯỚC ÉP CÓC – TOP 5 CÔNG THỨC ĐẸP DA. GIỮ DÁNG 2021
NƯỚC ÉP THANH LONG – TOP 5 CÔNG THỨC THANH NHIỆT TẠI NHÀ
NƯỚC ÉP SƠ RI – TOP 4 CÔNG THỨC SÁNG DA, TỐT SỨC KHỎE
NƯỚC ÉP CHANH DÂY – TOP 6 CÔNG THỨC MÁT LẠNH, THƠM NGON
NƯỚC ÉP DƯA LƯỚI – 6 CÔNG THỨC MIX GIẢI NHIỆT & LÀM ĐẸP
NƯỚC ÉP VẢI – TOP 5 CÁCH LÀM THƠM NGON, GIẢI NHIỆT HÈ
NƯỚC ÉP ĐÀO – TỔNG HỢP 5 CÔNG THỨC ĐẸP DÁNG, SÁNG DA
NƯỚC ÉP CHUỐI – 15 CÔNG THỨC MIX THƠM NGON VÀ BỔ DƯỠNG
NƯỚC ÉP MẬN – 6 CÁCH TỰ LÀM GIÚP GIẢM CÂN & THANH NHIỆT
NƯỚC ÉP TRÁI NHÀU – LỢI ÍCH SỨC KHỎE & CÁCH LÀM ĐƠN GIẢN
NƯỚC ÉP QUÝT – TOP 6 CÔNG THỨC TỐT SỨC KHỎE. GIẢM CÂN
NƯỚC ÉP NHO – TÁC DỤNG. CÁCH LÀM TẠI NHÀ VỚI 4 CÔNG THỨC
NƯỚC ÉP CAM – TOP 8 CÔNG THỨC DA SÁNG. DÁNG KHỎE 2021
NƯỚC ÉP DỨA – TOP 9 CÔNG THỨC ĐẸP DA. GIỮ DÁNG 2021
NƯỚC ÉP ỔI – TOP 6 CÔNG THỨC TỐT SỨC KHỎE, THẢI ĐỘC 2021
NƯỚC ÉP CÀ RỐT – TOP 10 CÔNG THỨC ĐẸP DA, GIỮ DÁNG 2021
NƯỚC ÉP KHẾ – TOP 5 CÁCH LÀM NƯỚC ÉP CHUA NGỌT BỔ DƯỠNG
NƯỚC ÉP VIỆT QUẤT – TOP 6 CÁCH LÀM CHUẨN NGON, ĐƠN GIẢN
NƯỚC ÉP TRÁI CÂY CHO BÉ – LỢI ÍCH & 17 CÔNG THỨC CHI TIẾT
NƯỚC ÉP KIWI – TOP 8 LỢI ÍCH VÀ CÁCH LÀM CHI TIẾT 2023
NƯỚC ÉP DÂU TẰM – 10 TÁC DỤNG VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM
Food NDTV: 11 Công thức nước ép trái cây dễ làm
Indian Healthy Recipes: Công thức nước ép táo
No Comments