NƯỚC ÉP LÊ – TOP 4 CÔNG THỨC ĐẸP DÁNG. GIÀU DINH DƯỠNG

Những trái lê hình chuông thú vị hoặc tròn to (giống lê Hàn Quốc, lê mắc cọp) luôn là loại quả được nhiều người yêu thích vì vị thanh mát, ngọt dịu, đôi khi hơi chua nhẹ. Đặc biệt, lê rất nhiều nước và được gọi “nước khoáng thiên nhiên”.

Tận dụng loại quả này để làm ly nước ép lê vừa giải khát, vừa hỗ trợ sức khỏe cho bạn và người thân thật không gì “ngọt ngào” bằng.

262

Bạn đang muốn sử dụng nước ép rau củ quả để cải thiện vấn đề nào?

Hãy để True Juice gửi tới bạn các công thức mix ngon miệng và bổ dưỡng nhé.

Nước ép lê có tác dụng gì?

Thành phần dinh dưỡng của lê

Khi ăn lê, bạn có thể thấy loại quả này rất nhiều nước bởi nước chiếm tới 84% trong 100g lê. Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng ấn tượng khác có thể kể đến như chất xơ, kali, vitamin A, vitamin C…

tac-dung-nuoc-ep-le

(Nguồn: PNG transparent)

Ngoài ra, loại quả này còn chứa các thành phần như flavonol, carotenoid và anthocyanin (nhất là trong quả lê có vỏ đỏ). Đây đều là các dưỡng chất này đều rất cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tật.

1. Bổ sung nước

nuoc-ep-le-bo-sung-nuoc

(Nguồn: Freepik)

Nước là thành phần chiếm tới 84% quả lê. Chính vì vậy, bổ sung nước ép lê sẽ giúp giữ nước cho cơ thể và duy trì nồng độ điện giải.

Ăn lê thường xuyên có thể giảm các triệu chứng mất nước sau khi vận động mạnh, luyện tập thể thao như chuột rút, mệt mỏi, choáng…

2. Cung cấp vitamin

Có thể kể đến những loại vitamin tiêu biểu trong quả lê như A, B2, B3, B6, C và K… góp phần tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Đặc biệt, vitamin C ở lê chiếm tới 4% có thể làm bạn giảm mệt mỏi và suy nhược, bảo vệ ADN, duy trì quá trình trao đổi chất lành mạnh, sửa chữa tế bào và ngăn chặn đột biến tế bào.

3. Thúc đẩy tiêu hóa

nuoc-ep-le-thuc-day-tieu-hoa

(Nguồn: Quangon)

Một quả lê cỡ trung bình (178g) chứa 6g chất xơ (22% nhu cầu hàng ngày của bạn),  rất cần thiết cho sức khỏe hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, chất xơ hòa tan nuôi các vi khuẩn lành mạnh trong ruột của bạn. Do đó, chúng được coi là prebiotics, có liên quan đến quá trình lão hóa khỏe mạnh và cải thiện khả năng miễn dịch.

Đáng chú ý, chất xơ có thể giúp giảm táo bón.

Vì vỏ quả lê có chứa một lượng chất xơ đáng kể , nên tốt nhất bạn nên ăn loại quả này chưa gọt vỏ.

4. Nước ép lê giảm cân

nuoc-ep-le-giam-can

(Nguồn: Srecepty)

Lê có hàm lượng calo thấp, nhiều nước và chất xơ. Sự kết hợp này làm cho quả lê trở thành một loại thực phẩm thân thiện với việc giảm cân, vì chất xơ và nước có thể giúp bạn no lâu, ít muốn tiếp tục ăn hơn.

Thêm vào đó, một nghiên cứu kéo dài 10 tuần cho thấy những phụ nữ bổ sung 3 quả lê mỗi ngày vào chế độ ăn uống thông thường của họ đã giảm trung bình 0,84 kg. Họ cũng thấy sự cải thiện trong hồ sơ lipid của họ, một dấu hiệu của sức khỏe tim mạch.

5. Nước ép lê trị ho

nuoc-ep-le-tri-ho

(Nguồn: Fayshouse)

Theo y học cổ truyền, lê được coi là thực phẩm có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm giảm ho, nhuận phế… cho cơ thể.

Bên cạnh những bài thuốc dân gian như lê hấp đường phèn, lê gừng mật ong… thì bạn có thể lấy nước ép lê để làm dịu và làm mát các tình trạng khô và nóng trong cơ thể, hỗ trợ điều trị cảm giác khó chịu ở cổ họng.

6. Giảm triệu chứng viêm

Là một nguồn giàu chất chống oxy hóa flavonoid, lê có thể giúp chống lại chứng viêm và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Một số đánh giá lớn cho thấy lượng flavonoid cao giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường. Tác dụng này có thể là do đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của các hợp chất này.

Hơn nữa, lê có chứa một số vitamin và khoáng chất như đồng và vitamin C, K… cũng chống lại chứng viêm.

7. Tăng cường hệ miễn dịch

nuoc-ep-le-tang-cuong-he-mien-dich

(Nguồn: Tablespoon)

Không chỉ chứa một lượng lớn vitamin như A, C, K, nhóm B… lê còn rất giàu các khoáng chất thiết yếu như canxi, folate, magie, đồng và mangan nên góp phần giúp tăng cường hệ miễn dịch cho toàn cơ thể.

Đặc biệt, vitamin C chính là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng, làm tăng sản xuất bạch cầu, nhưng không được dự trữ trong cơ thể nên việc bổ sung vitamin C phải đều đặn hàng ngày. Thật may mắn, trong lê có chứa hàm lượng đủ để bạn hỗ trợ hệ miễn dịch cho cơ thể.

8. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Chất chống oxy hóa procyanidin của lê có thể làm giảm độ cứng của mô tim, giảm cholesterol LDL (xấu) và tăng cholesterol HDL (tốt).

Đặc biệt, vỏ lê có chứa một chất chống oxy hóa quan trọng gọi là quercetin, được cho là có lợi cho sức khỏe tim mạch bằng cách giảm viêm và giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim như huyết áp cao và mức cholesterol.

Hơn nữa, thường xuyên ăn lê và các loại trái cây có vỏ trắng khác được cho là có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ. Một nghiên cứu kéo dài 10 năm trên 20.000 người đã xác định rằng cứ 25 gam trái cây thịt trắng ăn hàng ngày sẽ giảm nguy cơ đột quỵ xuống 9%

9. Đào thải độc tố

nuoc-ep-le-dao-thai-doc-to

(Nguồn: Quatangtraicay)

Trong một nghiên cứu công bố trên trang Health, các nhà khoa học khuyên mọi người sau khi dùng bữa nên ăn trái lê hoặc uống một cốc nước ép lê để giúp đào thải các chất gây ung thư. Kết quả cho thấy, hàm lượng chất cực độc gây ung thư polycyclic aromatic hydrocarbons tích tụ trong cơ thể con người giảm đi rõ rệt sau khi ăn lê, đặc biệt là uống sinh tố lê ấm.

Sau khi ăn thực phẩm có tính nhiệt như thức ăn nhanh, đồ nướng… tráng miệng bằng một trái lê là cách hữu hiệu để có sức khỏe tốt.

Trái lê giàu chất xơ, canxi, phốt pho, sắt, iốt và các yếu tố vi lượng khác nên giúp phòng tránh táo bón, thúc đẩy bài tiết, đào thải chất gây ung thư trong cơ thể.

Cách làm nước ép lê mix

1. Nước ép lê táo

nuoc-ep-le-tao-truejuice

Chế biến: 15 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 2 người

(Nguồn: Thenewpotato)

Nguyên liệu:

– 1 quả lê

– 1 quả táo

– ½ quả chanh

Sơ chế nguyên liệu

– Sơ chế quả không bị thâm đen: Cả lê và táo đều là những quả dễ bị thâm do một số enzyme phản ứng với oxy gây ra cơ chế tự tiết ra nhựa để tự bảo vệ khỏi nhanh bị hỏng. Tuy nhiên, mọi người sẽ thấy hiện tượng này làm ảnh hưởng đến vẻ ngoài, màu nước ép cũng đục không ngon.

Vì thế, sau khi rửa sạch lê và táo, bỏ cuốn, bạn bổ thành miếng vừa ép rồi ngâm táo trong nước muối loãng từ 3 -4 phút (Lưu ý, không cho quá nhiều muối kẻo quả sẽ bị nhiễm vị mặn của muối).

Sau đó, bạn vớt quả qua ra, để ráo nước và không cần bỏ vỏ, hạt. Chanh vắt lấy nước cốt.

Cách làm

– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu sạch sẽ, khô ráo.

– Bước 2: Cho nguyên liệu lần lượt vào máy ép.

– Bước 3: Thành phẩm sẽ là ly nước ép màu trong vàng nhẹ. Hòa cùng nước cốt chanh ở công đoạn cuối cùng sẽ giúp nước ép bổ sung thêm dưỡng chất và bảo quản lâu hơn.

Được xem là “đôi bạn thân” trong nước ép, có nhiều công thức cần táo mà không lựa được quả ngon thì bạn có thể dùng lê để thay thế, và ngược lại, nên thật dễ chịu khi uống ly nước mix này.

2. Nước ép lê ổi

nuoc-ep-le-oi-truejuice

Chế biến: 15 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 2 người

(Nguồn: Internet)

Nguyên liệu:

– 1 quả lê

– 1 quả ổi

– ½ quả chanh

Sơ chế nguyên liệu

– Lê và ổi rửa sạch, vệ sinh kỹ phần rốn quả. Sau khi để ráo nguyên liệu, bạn cắt thành miếng để ép mà không cần bỏ vỏ và hạt (vì đây là hai phần chứa nhiều dinh dưỡng của quả). Chanh lấy nước, bỏ hạt và vỏ.

Cách làm

– Bước 1: Sơ chế như hướng dẫn trên.

– Bước 2: Cho lê vào ép trước, ổi ép sau để phần bã được đẩy ra tốt hơn.

– Bước 3: Bổ sung nước cốt chanh để hương vị được dậy lên thơm ngon và dễ uống hơn.

Nếu như lê mix táo là sự hoàn hảo của vị, thì lê mix ổi sẽ là sự kết hợp tuyệt vời của hương. Ly nước ép thanh mát, thơm thoang thoảng của ổi, thật dễ chịu khi uống và nhiều vitamin C cho cơ thể.

3. Nước ép lê dứa

nuoc-ep-le-dua-truejuice

Chế biến: 20 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 3 người

(Nguồn: Mastercook)

Nguyên liệu:

– 2 quả lê

– 1 quả dứa

– ½ quả chanh

Sơ chế nguyên liệu

– Lê sơ chế như hướng dẫn ở trên (nên ngâm vào nước muối loãng vài phút để không bị thâm). Dứa rửa qua, gọt vỏ, có thể để cả mắt và cắt thành từng miếng vừa ép.

Cách làm

– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu sạch sẽ, ráo nước. Vắt nước cốt chanh.

– Bước 2: Lần lượt cho lê, dứa vào máy ép từ từ.

– Bước 3: Cho nước cốt chanh vào hòa tan ở công đoạn cuối cùng.

Với công thức này, thành phẩm sẽ cực kỳ bắt mắt và tràn đầy năng lượng. Nhấp một ngụm thấy chua nhẹ nhưng cũng ngon lành làm sao. Bạn hãy thử bắt tay làm ngay nhé!

4. Nước ép lê cà rốt

nuoc-ep-le-ca-rot-truejuice

Chế biến: 15 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 2 người

(Nguồn: True Juice)

Nguyên liệu:

– 1 quả lê

– 2 củ cà rốt

– ½ quả chanh

Sơ chế nguyên liệu

– Lê sơ chế sạch, cắt ngâm nước muối loãng trong 3 phút mà không bỏ vỏ và hạt. Cà rốt chọn củ màu cam đều, không bị dập hỏng. Bạn ngâm để trôi đất cát và nếu để cả vỏ để ép thì nên lấy bàn chải chuyên dụng làm sạch củ rồi cắt miếng vừa ép. Vắt chanh lấy nước cốt.

Cách làm

– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu sạch sẽ.

– Bước 2: Cho lê ép trước và cà rốt ép sau sẽ giúp vệ sinh máy ép tốt hơn.

– Bước 3: Rót ra ly trang trí và cho nước cốt chanh để bảo quản tốt hơn. 

Đây là ly nước ép có màu cam đặc trưng của cà rốt, nhưng vị lại không hề ngang hay khó uống chút nào vì đã mix cùng lê mọng nước, ngọt dịu. Bạn hãy thử trải nghiệm xem thức uống này thú vị đến thế nào nhé.

Cách làm nước ép lê cho bé ăn dặm

cach-lam-nuoc-ep-le-cho-tre-an-dam

(Nguồn: Parents)

Đối với trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng trở lên, cha mẹ có thể bắt đầu bổ sung nước ép trái cây tươi để cung cấp các vitamin, khoáng chất, chất xơ… cần thiết và tốt cho sức khoẻ.

Đặc biệt, lê được xem là loại quả lành tính, nhiều dinh dưỡng, phù hợp để trẻ ăn dặm có thể bổ sung dần. Với 1 quả lê, mẹ nên rửa sạch, cắt vỏ bỏ hạt để đảm bảo vệ sinh rồi ép lấy nước. Lưu ý, cần pha loãng với nước sôi để nguội khi trẻ mới bắt đầu sử dụng.

Có một cách khác, khi bé quen hơn với trái cây, mẹ có thể hấp lê cho chín, sau đó xay mịn để trẻ ăn dặm cũng rất ngon và bổ dưỡng.

Nước ép lê có tác dụng gì với trẻ nhỏ?

Lê không quá ngọt hoặc quá chua, không mùi vị đặc trưng…nhưng vẫn đủ kích thích vị giác của trẻ.

Đặc biệt, lê là trái cây giàu nước và vitamin nên mẹ có thể ép lấy nước hoặc hấp, say mịn bổ sung vào thực đơn ăn dặm của bé, sẽ giúp hỗ trợ tiêu hoá, bổ sung dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời còn giúp hệ thần kinh, não… để trẻ phát triển toàn diện.

Cách bảo quản nước ép lê

cach-bao-quan-nuoc-ep-le

(Nguồn: Pinterest)

Giống như bất cứ loại nước ép trái cây nào, bạn cũng cần lưu ý quá trình chế biến cũng như bảo quản sản phẩm trong trường hợp không sử dụng hết. Để giữ được hương vị thơm ngon và hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú trong nước ép lê, bạn cần có phương pháp bảo quản đúng đắn và hợp lý như sau:

– Nếu xác định sẽ sử dụng nước ép lê trong thời gian dài thì hãy tiến hành bảo quản ngay sau khi vừa chế biến xong.

– Vật chứa nước ép tốt nhất là chai thủy tinh để tránh gây ra phản ứng với các vitamin, có miệng rộng dễ vệ sinh và nắp đậy kín để tránh không khí hay các chất khác tiếp xúc với nước ép. Không nên sử dụng bình bằng kim loại để bảo quản nước ép trái cây bởi sẽ khiến cho hàm lượng vitamin có trong thực phẩm bị biến đổi hay phá hủy.

– Cố gắng đổ nước ép càng đầy chai càng tốt vì nước ép càng nhiều thì hàm lượng không khí càng ít, sẽ hạn chế được tình trạng dưỡng chất biến đổi do bị oxy hóa.

– Nên thêm một ít nước cốt chanh vào để vừa gia tăng hương vị, vừa giảm thiểu tình trạng chất dinh dưỡng bị mất đi trong quá trình oxy hoá.

– Lưu giữ nước ép ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng và nhiệt độ cao. Phù hợp nhất là trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng 24h đầu.

– Nếu cần phải đưa nước ép ra ngoài và mang theo trong thời gian hơn 1h, bạn có thể bảo quản trong thùng đá nhỏ.

– Đa số các loại nước ép có thể bảo quản trong ngăn mát ở thời gian 24h nếu chế biến với máy ép ly tâm và ở thời gian từ 48h – 72h nếu chế biến với máy ép chậm. Thời gian lưu trữ ở trên chỉ mang tính chất tương đối. Khi sử dụng nước ép để lâu, bạn vẫn nên quan sát thật kỹ màu sắc, mùi vị của sản phẩm.

Liệu trình nước ép giao tận nơi hàng ngày tại True Juice

lieu-trinh-nuoc-ep-hang-ngay-cua-truejuice

Daily Juice là liệu trình cải thiện sức khỏe với nước ép nguyên chất từ các loại rau củ quả, rau xanh, rau gia vị… giúp thay đổi khẩu vị, thói quen ăn uống, cho đến ngoại hình, làn da.

Đặc biệt, bổ sung nước ép tươi hàng ngày được xem là phương pháp giúp tăng cường sức khỏe, hệ tiêu hóa, tái tạo chức năng cơ thể và tăng khả năng miễn dịch để phòng chống các căn bệnh thời đại như ung thư, mỡ máu, tiểu đường, huyết áp, men gan…

2 chai nước ép được giao đến địa chỉ nhà hoặc nơi làm việc mỗi sáng sẽ giúp bạn không cần mất nhiều thời gian và công sức lo lắng cho chế độ dinh dưỡng mà vẫn thưởng thức hương vị thơm ngon cùng hàm lượng dinh dưỡng gấp 4 lần so với chế độ ăn thường.

  • Hơn 60 công thức được thay đổi mỗi tuần giúp bữa ăn luôn đa dạng, phong phú và tươi mới.
  • Mỗi công thức có từ 4 – 10 loại nguyên liệu, tạo nên sự phong phú, độ chất – nhiều lớp vị tự nhiên, hài hoà và ngon miệng.
  • Sử dụng nhiều loại rau gia vị sử dụng trong Đông Y như củ sen, tía tô, gừng, quế, nghệ…
  • Nguyên liệu được chọn lựa cẩn thận từ rau củ hoàn toàn theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap và hữu cơ.
  • Vị juice 100% tự nhiên: Nguyên chất – Không pha loãng – Không dùng đường – Không chất bảo quản, phụ gia.
  • Ép lạnh từ rau củ quả tươi sống, đựng trong chai thủy tinh, được bảo quản kỹ càng, cẩn thận.
  • Giao hàng tận nơi khu vực Hà Nội; dịch vụ tận tâm, cao cấp, chuyên nghiệp.

Liệu trình Juice Daily Hàng ngày

Gọi điện tư vấn miễn phí từ True Juice

0962 788 845

KẾT LUẬN

Trái cây là nguồn thực phẩm tự nhiên thuần khiết và tốt lành. Trong số đó, lê được xem là loại quả luôn đứng top đầu về sự phổ biến, dễ ăn và bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe.

Nước ép lê chính là cách đơn giản để bất cứ ai, từ trẻ nhỏ tới người già, có thể thưởng thức và nhận những tác dụng thần kỳ: hỗ trợ và điều trị một số bệnh thường gặp hiệu quả, mang lại lợi ích làm đẹp tuyệt vời…

Bạn đã lựa chọn được công thức nước ép lê mix với loại quả yêu thích nào chưa? Để lại bình luận để True Juice biết nhé!

Tham khảo thêm:

NƯỚC ÉP HOA QUẢ – 13 CÔNG THỨC TỐT CHO SỨC KHỎE 2023

NƯỚC ÉP DƯA HẤU – 3 CÔNG THỨC ĐƠN GIẢN, HẤP DẪN

NƯỚC ÉP LỰU – TOP 6 CÔNG THỨC ĐẸP DA. GIỮ DÁNG 2023

NƯỚC ÉP NHO – TÁC DỤNG. CÁCH LÀM TẠI NHÀ VỚI 4 CÔNG THỨC

NƯỚC ÉP BƯỞI – TOP 5 CÔNG THỨC GIẢM CÂN. ĐẸP DA. DỄ LÀM

NƯỚC ÉP XOÀI – 5 CÔNG THỨC HẤP DẪN. CÁCH LÀM CHI TIẾT 2023

NƯỚC ÉP CAM – TOP 8 CÔNG THỨC DA SÁNG. DÁNG KHỎE 2023

NƯỚC ÉP DÂU – CÁCH LÀM. TÁC DỤNG. CÔNG THỨC CHI TIẾT 2023

NƯỚC ÉP ĐU ĐỦ – 7 CÔNG THỨC THƠM MÁT, BỔ DƯỠNG TẠI NHÀ

NƯỚC ÉP CÓC – TOP 5 CÔNG THỨC ĐẸP DA. GIỮ DÁNG 2023

NƯỚC ÉP THANH LONG – TOP 5 CÔNG THỨC THANH NHIỆT TẠI NHÀ

NƯỚC ÉP SƠ RI – TOP 4 CÔNG THỨC SÁNG DA, TỐT SỨC KHỎE

NƯỚC ÉP CHANH DÂY – TOP 6 CÔNG THỨC MÁT LẠNH, THƠM NGON

NƯỚC ÉP DƯA LƯỚI – 6 CÔNG THỨC MIX GIẢI NHIỆT & LÀM ĐẸP

NƯỚC ÉP VẢI – TOP 5 CÁCH LÀM THƠM NGON, GIẢI NHIỆT HÈ

NƯỚC ÉP ĐÀO – TỔNG HỢP 5 CÔNG THỨC ĐẸP DÁNG, SÁNG DA

NƯỚC ÉP CHUỐI – 15 CÔNG THỨC MIX THƠM NGON VÀ BỔ DƯỠNG

NƯỚC ÉP MẬN – 6 CÁCH TỰ LÀM GIÚP GIẢM CÂN & THANH NHIỆT

NƯỚC ÉP TRÁI NHÀU – LỢI ÍCH SỨC KHỎE & CÁCH LÀM ĐƠN GIẢN

NƯỚC ÉP QUÝT – TOP 6 CÔNG THỨC TỐT SỨC KHỎE. GIẢM CÂN

NƯỚC ÉP KHẾ – TOP 5 CÁCH LÀM NƯỚC ÉP CHUA NGỌT BỔ DƯỠNG

NƯỚC ÉP VIỆT QUẤT – TOP 6 CÁCH LÀM CHUẨN NGON, ĐƠN GIẢN

NƯỚC ÉP TRÁI CÂY CHO BÉ – LỢI ÍCH & 17 CÔNG THỨC CHI TIẾT

NƯỚC ÉP KIWI – TOP 8 LỢI ÍCH VÀ CÁCH LÀM CHI TIẾT 2023

NƯỚC ÉP DÂU TẰM – 10 TÁC DỤNG VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM

Indian Healthy Recipes: Công thức nước ép lê

5/5 - (1 vote)
Chia sẻ với bạn bè ❤️

No Comments

Leave a Reply