Nước ép trái cây, rau củ luôn là lựa chọn hàng đầu được nhiều bà mẹ sử dụng khi bé lười ăn rau, táo bón, cần bổ sung vitamin tự nhiên hay cần tăng cường sức đề kháng.
- Nhưng nước ép trái cây cho bé có thật sự là lựa chọn tốt nhất trong mọi tình huống không?
- Để phát huy được tối đa lợi ích và tránh những rủi ro có thể xảy ra khi cho bé uống nước ép trái cây thì bạn nên cho bé uống loại gì, uống bao nhiêu là đủ?
- Bạn quá bận rộn để làm nước ép hằng ngày, có thể sử dụng nước ép trái cây đóng chai cho bé không?
Và còn rất nhiều những thắc mắc khác nữa, hãy cùng True Juice tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Bắt đầu thôi!
MỤC LỤC
NƯỚC ÉP TRÁI CÂY CÓ TỐT CHO TRẺ EM?
1. Lợi ích của nước ép trái cây cho bé
Cung cấp đa dạng vitamin, khoáng chất
Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ: Ngoại trừ chất xơ không hòa tan, nước ép trái cây cung cấp cực kỳ đa dạng vitamin, khoáng chất và chứa một lượng chất xơ hòa tan có lợi cho sức khỏe.
Bạn có thể tìm thấy rất nhiều loại vitamin & khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé như: C, A, K, B…sắt, canxi, kẽm, choline trong rau củ và trái cây.
Và nước ép trái cây rau củ được ép tươi, nguyên chất 100%, không thêm đường hay bất kỳ chất phụ gia nào khác là cách đơn giản để giúp bé hấp thu được tối đa những loại vitamin và khoáng chất cần thiết đó.
Tất nhiên bạn không nên xem nước ép trái cây là sự thay thế cho toàn bộ chế độ ăn trái cây và rau củ của bé, bởi bé cần nạp thêm chất xơ để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
(Nguồn: True Juice)
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Hệ miễn dịch khỏe mạnh là nền tảng quan trọng cho một sức khỏe tốt, tạo đà cho sự tăng trưởng, phát triển vượt trội về thể chất và tinh thần của bé.
Hoạt động của hệ miễn dịch cần sự hỗ trợ và phối hợp của nhiều chất dinh dưỡng khác nhau trong cơ thể như: vitamin C, vitamin D, vitamin A, kẽm, selen, sắt và protein. Các chất này hoạt động như chất chống oxy hóa nhằm bảo vệ tế bào khỏe mạnh, hỗ trợ sự phát triển của tế bào miễn dịch và quá trình sản xuất kháng thể.
Bạn hãy lưu ý nguyên tắc quan trọng “luôn cho bé ăn đa dạng các loại rau củ, trái cây”.
Bổ sung thêm rau xanh
Thật đau đầu nếu bé nhà bạn lười ăn rau xanh và chắc chắn rằng bạn không muốn duy trì sở thích này của bé đúng không nào.
Rất đơn giản để thay đổi điều đó, bạn chỉ cần bí mật cho vào ly nước ép trái cây của bé thêm 1 vài lá rau xanh như: cải kale, cải bó xôi, cải cầu vồng, bắp cải, súp lơ, cần tây… hay rau gia vị như: mùi ta, húng bạc hà, gừng, nghệ…
Nước ép trái cây sẽ giúp che lấp vị nồng của rau xanh, giúp bé thích thú mà thưởng thức.
Xây dựng thói quen lành mạnh
Sở thích ăn uống hiện tại có thể trở thành thói quen ăn uống trong tương lai của bé.
Bổ sung thêm nước ép trái cây, rau xanh cho bé từ sớm là một trong những bước đầu tiên trong hành trình xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh của bé trong tương lai.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nâng cao Sức khỏe Hoa Kỳ cho thấy, trẻ uống bất kỳ lượng nước trái cây 100% nguyên chất nào đều có tổng lượng chất béo và chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống thấp hơn – và hấp thụ cao hơn các chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm vitamin C và B6, folate, kali và sắt – so với những trẻ không uống.
2. Rủi ro khi trẻ uống nước ép trái cây
Bất kỳ loại thức ăn hay thức uống nào đưa vào cơ thể con người đều có những rủi ro nhất định khi chúng ta nạp quá nhiều. Nước ép trái cây cho bé cũng không ngoại lệ.
Hãy thận trọng nếu bạn muốn thêm nước ép trái cây vào chế độ ăn của bé vì những vấn đề mà nó có thể gây ra: béo phì, dư đường, tiêu chảy, sâu răng…
Một trong những vấn đề chính khác của việc uống quá nhiều nước ép trái cây là nó gây no và có thể làm giảm sự thèm ăn của bé đối với các loại thực phẩm bổ dưỡng khác. Điều này có thể vô tình tạo ra một chế độ ăn uống thiếu cân bằng cho bé.
Bởi phần lớn việc ăn uống của các bé đều do bố mẹ quyết định, nên bạn hãy thường xuyên quan sát việc bé ăn và uống để có những điều chỉnh kịp thời và cân bằng nhất nhé.
Tóm lại: Mặc dù nước ép trái cây có nhiều những lợi ích cho bé như: cung cấp đa dạng vitamin và khoáng chất, tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp bé nạp thêm rau xanh, xây dựng thói quen lành mạnh…nhưng bên cạnh đó vẫn có một số rủi ro nhất định nếu bạn để bé sử dụng quá nhiều nước ép trái cây.
Vì vậy, để biết bé nên uống bao nhiêu nước ép là đủ, bạn hãy cùng True Juice tìm hiểu phần tiếp theo nhé.
TUỔI NÀO NÊN CHO TRẺ UỐNG NƯỚC ÉP TRÁI CÂY VÀ RAU CỦ?
(Nguồn: Internet)
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ thay đổi liên tục theo từng giai đoạn độ tuổi khác nhau. Và thật khó để bố mẹ biết khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn và khi nào có thể thêm các loại đồ uống khác như nước ép trái cây vào chế độ ăn của trẻ.
Trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu chỉ cần sữa mẹ hoặc sữa công thức (nếu mẹ nào không có sữa). Từ 6 tháng trở đi bạn sẽ bắt đầu cho trẻ ăn dặm và đây chính là giai đoạn bạn có thể thêm nước ép trái cây vào thực đơn cho trẻ.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị khẩu phần nước trái cây tùy theo độ tuổi:
- Dưới 6 tháng: Không sử dụng nước ép trái cây.
- Từ 6 tháng đến 1 tuổi: Có thể sử dụng một lượng rất nhỏ nếu bị trẻ bị táo bón, tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng.
- Từ 1 đến 6 tuổi: Hạn chế mức sử dụng từ 120ml – 180ml (1/2 cốc) nước ép trái cây/ngày.
- Từ 7 đến 18 tuổi: Có thể sử dụng từ 235ml – 350ml (1 cốc) nước ép trái cây/ngày.
Tham khảo chi tiết khuyến nghị sử dụng nước ép trái cây cho bé của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (APP) tại đây: https://pediatrics.aappublications.org/content/139/6/e20170967
Tóm lại: Ở mỗi độ tuổi, mức sử dụng nước ép của trẻ là rất khác nhau, cần bạn đặc biệt lưu ý để sử dụng đúng cách và phát huy được tối đa lợi ích của nước ép trái cây cho trẻ.
CHO TRẺ UỐNG NƯỚC ÉP TỰ NHIÊN HAY ĐÓNG CHAI?
Đây chắc chắn là câu hỏi mà tất cả các ông bố bà mẹ đều rất băn khoăn, bởi trong cuộc sống hiện đại bận rộn, bạn không có nhiều thời gian để chuẩn bị chu đáo nước ép trái cây cho bé tại nhà. Và đó là lúc bạn sẽ nghĩ ngay đến những giải pháp tiện lợi như nước uống đóng chai.
Chúng ta đều biết nước ép trái cây tự nhiên nguyên chất 100% có chứa rất nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ không hòa tan có lợi cho sức khỏe của trẻ.
Nhưng với nước ép trái cây đóng chai bán sẵn tại các quầy hàng của siêu thị tiện lợi, bạn hoàn toàn có thể đọc được bảng thành phần với top nguyên liệu chính là: Nước, đường, chiết xuất từ các loại trái cây tự nhiên thường nhỏ hơn 5% và sau đó là hàng loạt các chất phụ gia, hương vị, bảo quản hóa học dù có đọc thì cũng không chắc bạn đã hiểu hết chúng là gì.
(Nguồn: Internet)
Chỉ nhiêu đó thôi cũng đủ để bạn biết được nên lựa chọn loại nước ép nào tốt nhất cho bé rồi đúng không nào.
Tất nhiên nên cho bé uống nước ép trái cây tươi, nguyên chất 100% với nhiều lợi ích về sức khỏe thay vì nước ép đóng chai với chủ yếu chỉ là đường và nước, cùng rất nhiều chất hóa học rồi.
Nếu bạn vẫn còn rất băn khoăn vì mình quá bận rộn không thể chuẩn bị được nước ép cho bé, thì gói nước ép tươi nguyên chất 100% rau củ quả canh tác hữu cơ – an toàn, giao hàng tận nơi mỗi ngày của True Juice là một lựa chọn tiện lợi, bổ dưỡng và an toàn nhất cho bé mà bạn nên tham khảo.
CÁCH LÀM CÁC LOẠI NƯỚC ÉP TRÁI CÂY CHO BÉ
Cách làm nước ép trái cây cho bé đôi lúc rất đơn giản bởi bé không cần quá nhiều sự kết hợp cầu kì, bạn hoàn toàn có thể chọn những công thức 1-2 nguyên liệu và thay đổi chúng liên tục để bé sử dụng thật nhiều và đa dạng các loại trái cây, rau củ.
Hãy cùng True Juice tìm hiểu cách làm 17 công thức nước ép trái cây cho bé qua những chia sẻ sau nhé:
1. Nước ép cam
Công dụng
Bạn có thấy nước ép cam quá quen thuộc không nào, bởi đây gần như là loại nước ép trái cây đầu tiên được các bà mẹ Việt lựa chọn sử dụng cho con.
Uống nước ép cam và ăn cam thường xuyên được biết đến như một trong những biện pháp tốt nhất để bảo vệ trẻ với lượng lớn vitamin C, giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch và giảm viêm.
Ngoài ra, cam còn có thể bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng thứ cấp có hại đi kèm với ho và cảm lạnh.
Công thức
- 2 quả cam
- 1 củ cà rốt nhỏ
Cách làm
- Cà rốt rửa sạch, cắt miếng. Nên dùng cà rốt hữu cơ để bạn sử dụng bàn chải làm sạch vỏ và ép luôn cả vỏ
- Ép lấy nước
- Cam rửa sạch vỏ, vắt lấy nước
- Mix nước cam và cà rốt
Chẳng cần phải thêm đường hay bất kì chất tạo ngọt nào bạn cũng có ngay một ly nước cam ngon tuyệt cho bé. Sự kết hợp của cam chua dịu, cà rốt ngọt nhẹ sẽ khiến bé thích thú khi thưởng thức.
Để ly nước cam của bé ngọt ngào dễ uống, bạn hãy lựa chọn các loại cam ngọt nhiều hơn chua. Ưu tiên sử dụng cam đúng mùa như: cam Hàm Yên Sơn Nữ, cam xoàn Lai Vung, cam Cao Phong… của những đơn vị canh tác hữu cơ nhé.
2. Nước ép táo
(Nguồn: Pinterest)
Công dụng
Kẽm có trong táo là thành phần để tạo nên các enzyme quan trọng cần thiết cho bé. Kẽm cũng là nguyên tố quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Trẻ sẽ có trí nhớ tốt nếu thường xuyên sử dụng táo.
Ngoài ra trẻ nhỏ thường dễ bị thiếu sắt và thiếu máu trong khi chất sắt phải được hấp thụ trong môi trường vitamin C. Bởi vậy, táo sẽ là loại trái cây có tác dụng bổ máu hiệu quả cho trẻ.
Và táo cũng rất hiệu quả trong việc bảo vệ hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh, giảm tối đa hiện tượng trướng bụng cho trẻ.
Công thức
- 2 quả táo
- 1/2 quả dưa chuột
- 2 lá cải kale
Cách làm
- Táo, dưa chuột, cải kale rửa dưới vòi nước sạch đang chảy
- Có thể sử dụng bàn chải sạch để rửa nhẹ ở ngoài vỏ của táo và dưa chuột
- Cải kale cần lưu ý rửa thật sạch các kẽ lá
- Để ráo nước nguyên liệu sau khi rửa
- Táo bỏ hạt, dưa chuột cắt miếng, cải kale cắt nhỏ
- Ép xen kẽ
Táo không phải là loại quả được trồng ở Việt Nam, chủ yếu táo người Việt sử dụng đều là táo nhập khẩu nên bạn cần lựa chọn đơn vị cung cấp táo uy tín. Ngoài ra bạn hãy lưu ý lựa chọn táo có dãy mã số được bắt đầu bằng số 9, vì đây là loại táo được trồng hữu cơ có độ an toàn tốt nhất với bé.
Một ly nước ép táo cải kale xanh nhẹ, ngọt ngào vị táo, không còn vị nồng của rau sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho những bé lười ăn rau xanh.
3. Nước ép cà rốt
(Nguồn: True Juice)
Công dụng
Một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy khoảng 250.000 – 500.000 trẻ em thiếu vitamin A có nguy cơ bị mù mỗi năm. Vitamin A hỗ trợ sáng mắt và được tìm thấy nhiều trong cà rốt.
Cà rốt giàu beta-carotene, một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển lành mạnh, xây dựng hệ miễn dịch và rất tốt cho thị giác của trẻ.
Ngoài ra cà rốt còn giúp loại bỏ giun phát triển mạnh trong dạ dày khỏi đường ruột của trẻ.
Công thức
- 2 củ cà rốt
- 1/2 quả dứa
Cách làm
- Cà rốt hữu cơ, rửa sạch, để cả vỏ, cắt miếng
- Dứa gọt vỏ, cắt miếng
- Ép xen kẽ
Dứa và cà rốt là một công thức kết hợp rất quen thuộc với bất kỳ ai mới làm quen với nước ép.
True Juice tin rằng 9/10 bé đều thích công thức này vì hương vị thơm ngon và màu sắc bắt mắt.
Hãy bắt tay vào làm ngay cho bé nhà bạn nhé.
4. Nước ép dưa hấu
(Nguồn: useyournoodles.eu)
Công dụng
Dưa hấu là loại quả được lòng các bé nhất vì vị ngọt, thanh mát, và nếu dưa hấu được bảo quản ngăn mát tủ lạnh thì xứng đáng là lựa chọn giải khát tuyệt nhất cho mùa hè.
Dưa hấu không chỉ cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể trẻ, mà nó còn chứa nhiều hàm lượng lycopene – chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe nhằm ngăn ngừa ung thư, tốt cho tim và giảm thiểu sự xuất hiện của những cơn hen.
Dưa hấu cũng chứa canxi và mangan hỗ trợ phát triển xương cho trẻ.
Công thức
- 1 khoanh dưa hấu dày 2-3cm
- 1/4 quả chanh xanh
- 1 – 2 ngọn húng bạc hà
Cách làm
- Dưa hấu gọt vỏ, cắt miếng
- Húng bạc hà rửa sạch, cắt nhỏ
- Ép xen kẽ
- Vắt chanh vào hỗn hợp nước ép
Bạn có thể cho ra 1 chiếc ly thật đẹp, trang trí với 1 lát dưa hấu cắt tam giác hoặc 1 lát chanh cùng 1 ngọn húng bạc hà.
Trông ly nước ép dưa hấu cho bé mới sành điệu và thu hút làm sao. Nhất định bé sẽ không thể từ chối cho xem.
5. Nước ép lê
(Nguồn: Quán ngon)
Công dụng
Theo y học cổ truyền, lê được coi là thực phẩm có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm giảm ho, nhuận phế… cho cơ thể.
Bên cạnh những bài thuốc dân gian như lê hấp đường phèn, lê gừng mật ong… thì bạn có thể lấy nước ép lê để làm dịu và làm mát các tình trạng khô và nóng trong cơ thể, hỗ trợ điều trị cảm giác khó chịu ở cổ họng của bé.
Nước ép lê còn cung cấp các khoáng chất như đồng và kali có lợi cho sức khỏe tim mạch, thần kinh, hệ xương và hệ miễn dịch của bé.
Công thức
- 1 quả lê
- 1/2 quả táo
- 1/4 quả chanh xanh
Cách làm
- Lê, táo gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng
- Ép xen kẽ
- Vắt chanh vào hỗn hợp sau ép
- Nên sử dụng luôn ngay sau khi ép để tránh nước ép bị thâm, xỉn màu
Nếu thời tiết vào thu hoặc se lạnh bạn có thể bí mật thêm 1 chút gừng vào ly nước ép lê để giúp giữ ấm thêm cho cơ thể của bé nhé.
6. Nước ép ổi
Công dụng
Ổi được biết đến là loại quả chứa nhiều vitamin C nhất với khoảng 377 mg trong 1 quả. Ngoài ra ổi còn chứa axit folic, vitamin B9 giúp trẻ phát triển hệ thần kinh. Vitamin B3 và B6 còn giúp cải thiện lưu thông máu đến não và thư giãn các dây thần kinh của trẻ.
Nếu các mẹ đang lo âu vì chuyện thừa cân của bé thì nước ép ổi rất nên được đưa vào thực đơn nước ép giảm cân cho bé.
Công thức
- 2 quả ổi
- 1 nhánh cần tây
- 1/2 quả chanh
- 1 mẩu gừng
Cách làm
- Ổi rửa sạch cắt miếng
- Cần tây cắt nhỏ
- Gừng cắt lát
- Ép xen kẽ
- Vắt chanh vào hỗn hợp nước ép
Một ly nước ép thơm hương mùa thu lại giúp bé kiểm soát được cân nặng, rất đáng để mẹ yên tâm cho bé sử dụng đúng không?
7. Nước ép cóc
(Nguồn: Juicylife.vn)
Công dụng
Trong quả cóc có thành phần long đờm tự nhiên nên rất hiệu quả khi dùng để giảm ho cho trẻ.
Và cóc rất giàu sắt nên giúp chống lại bệnh thiếu máu. Ngoài ra nó còn có lợi cho quá trình oxy hóa tế bào, tăng cường sức mạnh toàn bộ cơ thể của trẻ nhỏ.
Công thức
- 2 – 3 quả cóc (tùy bé nhà bạn thích chua hay ngọt)
- 1/2 quả dứa
Cách làm
- Cóc rửa sạch, gọt vỏ, tách miếng
- Dứa gọt vỏ, cắt miếng
- Ép xen kẽ
Vì cóc khá chua nên phù hợp nhất với các bé từ 7 tuổi trở lên. Mix thêm dứa cũng sẽ giúp ly nước ép cóc của bé thơm ngọt và dễ uống hơn.
8. Nước ép bưởi
(Nguồn: Glife)
Công dụng
Bưởi được cho là giúp phòng ngừa tình trạng chảy máu chân răng ở trẻ rất hiệu quả. Collagen có trong bưởi cũng góp phần hình thành nên lợi và đảm bảo răng mọc cân đối.
Ngoài ra, lượng vitamin C dồi dào của bưởi rất cần thiết trong điều trị chảy máu nướu và răng lung lay ở trẻ.
Công thức
- ½ – 1 quả bưởi da xanh
- 3 thìa mật ong nguyên chất
Cách làm
- Bưởi bóc vỏ, lột múi, tách hạt lấy tép
- Ép với máy ép chậm
- Cho thêm 3 thìa mật ong khuấy đều
Nếu bé dưới 6 tuổi bạn có thể pha loãng thêm nước ép bưởi cùng 1 chút nước lọc, như vậy sẽ giúp bé sử dụng nước ép bưởi an toàn hơn nhé.
9. Nước ép xoài
(Nguồn: All4women)
Công dụng
Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển cần rất nhiều vitamin A cho mắt. Vitamin A và Beta carotene trong quả xoài giúp cho mắt trẻ sáng khỏe, tinh anh và nhanh nhẹn.
Axit Glutamic trong quả xoài giúp tăng cường trí nhớ cho trẻ em, cải thiện sự tập trung của trẻ nhất là với những trẻ đã đi học và đang trong những kì thi căng thẳng.
Công thức
- 1 quả xoài
- 1 quả chuối
- ½ quả chanh
Cách làm
- 1 xoài gọt vỏ, lọc thịt, cắt miếng
- Chuối bóc vỏ cắt miếng
- Ép xen kẽ
Vì đây là cả hai loại quả thịt mềm nên nước ép khá sánh mịn và thú vị. Đây cũng là một trong những công thức nước ép cho trẻ biếng ăn mà mẹ nên thử. Bởi với sự ngọt ngào thơm ngậy của cả xoài và chuối thì không một bé nào có thể cưỡng lại được món đồ uống này.
10. Nước ép nho
(Nguồn: True Juice)
Công dụng
Nước ép nho cung cấp sắt và năng lượng, giúp ngăn ngừa và giảm mệt mỏi cho cơ thể bé. Sẽ rất phù hợp nếu sau những hoạt động thể chất bé được nạp thêm năng lượng bằng một ly nước ép nho thơm ngon.
Với trẻ béo phì, bị bệnh dạ dày, đi ngoài và kiết lỵ thì không nên ăn hoặc uống nước nho ép. Nếu bé nhà bạn bị sâu răng cũng nên hạn chế nho trong khẩu phần ăn của bé vì chúng chứa nhiều đường.
Công thức
- 2-3 nắm nho chín
- 1 quả cam
Cách làm
- Nho rửa sạch, cắt cuống
- Ép bằng máy ép chậm
- Vắt cam lấy nước mix cùng nước ép nho
Sự kết hợp của cam chua dịu sẽ giúp cân bằng độ ngọt đậm của nho, điều này giúp mẹ yên tâm hơn khi cho bé sử dụng nước ép nho nhé.
11. Nước ép dâu tây
(Nguồn: Internet)
Công dụng
Dâu tây chứa nhiều vitamin C không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, mà còn giúp bảo vệ mắt bé trước tác dụng của tia UV trong ánh nắng mặt trời cũng như tăng cường sức khỏe của giác mạc và võng mạc, nhờ đó, mắt bé luôn được bảo vệ tốt nhất.
Các nhà dinh dưỡng học đã chứng minh được rằng trong dâu tây chứa rất nhiều kali và mangan, 2 thành phần cần thiết trong quá trình phát triển cấu trúc của xương của bé.
Công thức
- 3 nắm dâu tây
- 1 quả táo đỏ
- 1/4 quả chanh
Cách làm
- Dâu tây rửa sạch, bỏ cuống
- Táo rửa sạch, bỏ hạt, cắt miếng
- Ép xen kẽ
- Vắt chanh vào nước ép
Dâu tây với các bé gái luôn là loại quả rất được yêu thích vì hương vị thơm và hình dáng dễ thương. Mẹ hãy thêm công thức nước ép dâu tây vào menu nước ép của bé nhé.
Xem thêm: Hướng dẫn rửa dâu tây đúng cách
12. Nước ép dưa lưới
(Nguồn: Juicy Pix)
Công dụng
Dưa lưới có hàm lượng nước cao lên đến 88%.
Uống nước ép dưa lưới giúp bé giữ nước trong suốt cả ngày, điều này rất quan trọng đối với sức khỏe của tim mạch.
Khi cơ thể bé được hydrat hóa, trái tim của bé không phải làm việc hết sức để bơm máu. Hydrat hóa tốt cũng hỗ trợ: tiêu hóa,thận khỏe, huyết áp khỏe mạnh cho bé.
Công thức
- 1/2 quả dưa lưới
- Vài ngọn húng bạc hà
- 1/2 quả chanh leo
Cách làm
- Dưa lưới gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng vừa miệng máy ép
- Húng bạc hà rửa sạch, cắt nhỏ
- Chanh leo lọc lấy ruột
- Ép xen kẽ
Nước ép dưa lưới sẽ cực kì dậy vị với sự kết hợp cùng bạc hà, chanh leo. Đây là sẽ là công thức nước ép cho trẻ uống vào mùa hè cực thích hợp.
13. Nước ép kiwi
(Nguồn: Internet)
Công dụng
Kiwi có nhiều vitamin C, A, kali, chất xơ, folate và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường hấp thu sắt từ thức ăn và nhanh lành vết thương cho bé.
Trẻ em thích ăn kiwi bởi nó trông thật đẹp. Bạn hãy bổ sung nước ép kiwi vào chế độ ăn hàng ngày của bé để giúp bé duy trì tốt sức khỏe thể chất và trí não nhé.
Công thức
- 2 quả kiwi
- 1 quả táo
- 1/2 quả dưa chuột
- 1 nắm cải bó xôi
Cách làm
- Táo bỏ hạt, cắt miếng
- Dưa chuột cắt miếng
- Cải bó xôi cắt nhỏ
- Ép xen kẽ
- Xay nhuyễn nước ép cùng kiwi
Bạn đừng quên 2-3 ngày lại nên bổ sung các công thức nước ép có rau xanh để đổi bữa và giúp cân bằng chế độ ăn cho bé nhé .
14. Nước ép dừa
Công dụng
Nước dừa là một loại nước giải khát rất tốt trong mùa hè. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và là những đối tượng dễ bị tổn thương do nắng nóng và mất nước. Cách tốt nhất để bổ sung nước là cho bé uống nước dừa. Bởi nước dừa chứa ít calo và có chứa tất cả các vitamin, khoáng chất và muối cần thiết cho bé.
Ngoài ra nước dừa còn giúp giải quyết các vấn đề tiêu hóa, giảm táo bón, hỗ trợ điều trị sốt và buồn nôn ở trẻ.
Công thức
- 1 quả dừa xiêm
- 1 bát cùi dừa
- 1 thìa hạt chia
Cách làm
- Dừa bổ lấy nước
- Lọc cùi
- Xay nhuyễn nước và cùi dừa
- Lọc hỗn hợp sau xay nhuyễn qua rây
- Cho thêm hạt chia vào, khuấy đều
Mặc dù có rất nhiều lợi ích tích cực cho hệ tiêu hóa, nhưng nếu nạp nhiều nước dừa quá cũng khiến bé no lâu, bạn hãy đặc biệt chú ý điểm này.
15. Nước ép dưa chuột
Công dụng
Dưa chuột rất giàu canxi, magiê, natri, kali và các khoáng chất khác. Canxi rất tốt cho xương, magiê giúp duy trì chức năng thần kinh và cơ, giữ mức đường huyết trong tầm kiểm soát và giúp sản xuất năng lượng. Natri là chất cần thiết cho sự tăng trưởng của bé cũng như sự phát triển của não và cơ.
Bạn có thể tham khảo công thức nước ép dưa chuột sau của True Juice để bổ sung cho menu nước ép trái cây của bé nhé.
Công thức
- 1 quả táo
- 1 quả dưa chuột
- 1 vài lá cải bó xôi
- 1 mẩu gừng nhỏ
Cách làm
- Dưa chuột rửa sạch, cắt miếng
- Táo lọc hạt, cắt miếng
- Cải bó xôi cắt nhỏ
- Gừng cắt lát mỏng
- Ép xen kẽ
Nước ép dưa chuột, cải bó xôi được mix cùng táo sẽ giúp vị cực kì dễ uống và thích hợp sử dụng cho bé. Bạn cũng có thể tăng thêm nguyên liệu để làm thêm cho công thức này cho cả gia đình.
Đừng quên chia sẻ với True Juice khoảnh khắc bạn cùng gia đình quây quần thưởng thức những ly nước ép thơm ngon nhé.
16. Nước ép đào
(Nguồn: Pinterest)
Công dụng
Nghiên cứu cho thấy rằng đào có thể giúp bé giảm các triệu chứng dị ứng bằng cách ngăn chặn sự giải phóng histamin trong máu.
Không những thế đào còn giúp mắt bé khỏe mạnh, tránh các tình trạng bệnh về mắt vì chứa 2 hợp chất quan trọng là lutein và zeaxanthin có nhiệm vụ bảo vệ võng mạc và thủy tinh thể.
Công thức
- 2 quả đào
- 1 quả cam
- 1 nhánh sả
- 2 thìa mật ong nguyên chất (nếu muốn ngọt hơn cho nhé)
Cách làm
- Đào rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng
- Sả bóc sạch vỏ cắt lát mỏng
- Ép xen kẽ đào và sả
- Vắt cam vào hỗn hợp sau ép, khuấy đều
- Thêm mật ong nếu bạn muốn ngọt hơn nhé.
Thay vì một ly trà đào cam sả ngoài quán với rất nhiều siro đường, bạn hãy thử công thức cực nguyên chất và xịn sò này cho bé ngay tại nhà nhé.
17. Nước ép/ sinh tố bơ
(Nguồn: True Juice)
Công dụng
Bơ là loại quả giàu vitamin, khoáng chất và luôn được lòng các mẹ khi thường xuyên xuất hiện trong thực đơn ăn dặm của các bé.
Ăn bơ cũng là cách để giúp vết thương của bé lành nhanh hơn. Bạn có thể dễ dàng tránh được việc cho bé uống thuốc và kháng sinh trong những trường hợp này bằng cách cho bé dùng bơ.
Ngoài ra bơ cũng sẽ giúp ngăn ngừa gan bị tổn thương và giữ nó luôn trong tình trạng tốt nhất. Đây là cách tuyệt vời để bảo vệ bé khỏi các bệnh như vàng da và viêm gan mà bạn không nên bỏ qua.
Công thức
- 2 quả dưa chuột
- 1 quả táo
- 4 nhánh cần tây
- 1/4 quả bơ
Cách làm
- Táo, dưa chuột cắt miếng
- Cần tây cắt nhỏ
- Ép xen kẽ
- Xay nhuyễn cùng bơ
Bạn có thể gọi công thức này là “blended juice’ hoặc sinh tố bơ đều được vì nó là dạng kết hợp đặc biệt giữa việc xay nước ép nguyên chất rau củ quả với bơ.
Bơ mix rau xanh cực bổ dưỡng và lành mạnh, rất phù hợp để bạn sử dụng thay cho 1 bữa ăn nhẹ của bé.
LƯU Ý KHI CHO TRẺ UỐNG NƯỚC ÉP HOA QUẢ
Chúng ta đã biết khi nào cho bé uống nước ép trái cây và định lượng khuyến cáo cụ thể cho từng độ tuổi được chia sẻ chi tiết ở phần 2 của bài viết.
Tuy nhiên điều đó thôi là chưa đủ, để nước ép trái cây mang lại lợi ích cho bé khi sử dụng mẹ cần lưu ý:
- Điều quan trọng nhất mẹ cần là đảm bảo nguồn gốc nguyên liệu và quy trình sơ chế đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sử dụng cho bé. Bởi hệ tiêu hóa của bé đang phát triển và cực kỳ nhạy cảm với vi khuẩn gây bệnh.
- Nên cho bé làm quen dần với nước ép trái cây từ mức độ thấp nhất như: pha loãng với nước lọc đun sôi, uống lượng nhỏ 2-3 thìa, chia nhỏ thành nhiều lần uống trong ngày và tăng dần theo độ tuổi.
- Hãy cho bé uống nước ép trái cây ngay sau khi bạn để nước ép tươi và ngon nhất.
- Cho bé uống nước ép trái cây xen kẽ giữa các bữa ăn, hoặc với các bé thừa cân bạn hoàn toàn có thể thay thế nước ép trái cây cho 1 bữa ăn vặt của bé.
- Bắt đầu với các công thức đơn giản 1-2 nguyên liệu và tăng dần số lượng nguyên liệu trong công thức để thu hút bé bởi sự đa dạng.
Bé học từ sự copy, bắt chước những tấm gương xung quanh, vì vậy bố mẹ hãy sử dụng nước ép trái cây, rau củ quả thường xuyên để giúp bé làm quen và có người đồng hành nhé.
NƯỚC ÉP TRÁI CÂY CHO BÉ TẠI TRUE JUICE
Bé thì cứ chối đây đẩy mỗi khi được gắp rau vào bát? Người lớn trong gia đình đã quen với chế độ ăn nhiều tinh bột, nhiều đạm trong suốt thời gian dài và bắt đầu lo lắng khi có những dấu hiệu xấu về sức khỏe?
Để cải thiện tình hình này, bạn có thể tìm đến một cách đơn giản để giúp bé xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh và giúp cả nhà bổ sung vào chế độ ăn những enzyme-vitamin-dưỡng chất dinh túy từ rau củ quả: Mỗi người một cốc nước ép mỗi sáng.
Liệu trình nước ép trái cây, rau củ JUICE FAMILY dành cho bé và cả nhà:
Không phải ai cũng có điều kiện tự ép rau củ quả mỗi sáng cho cả gia đình. Đăng ký liệu trình nước ép giao tận nơi tại True Juice là một trong những phương án tối ưu về thời gian, tiết kiệm chi phí và công sức mà bạn có thể tham khảo.
✔️ Mỗi chai Juice 295ml được ép nguyên chất từ 550gr – 900gr rau củ quả canh tác hữu cơ & tươi sống.
✔️ Nước ép có 5 màu sắc tự nhiên hấp dẫn: xanh, đỏ, vàng, cam, tím.
✔️ Đa dạng từ 4-10 loại nguyên liệu trong mỗi công thức tạo nên sự phong phú, độ chất – nhiều lớp vị tự nhiên, ngon miệng.
✔️ Menu thay đổi liên tục và không lặp lại trong tuần (True Juice có “gia tài” hơn 200 công thức).
✔️ TUYỆT ĐỐI KHÔNG thêm nước pha loãng, KHÔNG đường tinh luyện, KHÔNG phụ gia, chất bảo quản hay bất kì thành phần nào khác.
✔️ Sản phẩm đựng trong chai thủy tinh, đảm bảo sạch sẽ và hạn chế tác động lên môi trường.
✔️ Sử dụng công nghệ ép lạnh thủy lực (duy nhất tại Hà Nội) cho chất lượng nước ép cao gấp 5 lần máy ép chậm gia đình, giữ trọn vẹn hàm lượng enzyme-vitamin-dưỡng chất trong nguyên liệu.
—
—
Nhận tư vấn miễn phí từ True Juice
—
KẾT LUẬN
Chúng ta đều biết rau củ quả cung cấp rất nhiều dinh dưỡng quan trọng trong quá trình phát triển của bé, nhưng không phải lúc nào bé cũng hào hứng và sẵn sàng ăn chúng.
Nước ép trái cây cho bé sẽ là một giải pháp dinh dưỡng đơn giản và tốt nhất để bé có thể nạp đầy đủ, đa dạng và nhanh nhất những dinh dưỡng cần thiết từ rau củ, trái cây.
True Juice hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn nắm được lợi ích, công thức nước ép và những lưu ý cần thiết khi làm nước ép trái cây cho bé.
Nếu bạn còn thắc mắc gì về cách làm nước ép trái cây cho bé, hoặc có chia sẻ những công thức hay mà mình khám phá ra được thì đừng quên để lại bình luận cho mọi người cùng biết nhé.
Tham khảo thêm:
NƯỚC ÉP HOA QUẢ – 13 CÔNG THỨC TỐT CHO SỨC KHỎE 2023
NƯỚC ÉP DƯA HẤU – 3 CÔNG THỨC ĐƠN GIẢN, HẤP DẪN
NƯỚC ÉP DỨA – TOP 9 CÔNG THỨC ĐẸP DA. GIỮ DÁNG 2023
NƯỚC ÉP TÁO – TOP 10 CÔNG THỨC ĐẸP DA. GIÀU DINH DƯỠNG
NƯỚC ÉP LỰU – TOP 6 CÔNG THỨC ĐẸP DA. GIỮ DÁNG 2023
NƯỚC ÉP ỔI – TÁC DỤNG. CÁCH LÀM. 6 CÔNG THỨC LÀM TẠI NHÀ
NƯỚC ÉP NHO – TÁC DỤNG. CÁCH LÀM TẠI NHÀ VỚI 4 CÔNG THỨC
NƯỚC ÉP CAM – TOP 8 CÔNG THỨC DA SÁNG. DÁNG KHỎE 2023
NƯỚC ÉP XOÀI – 5 CÔNG THỨC HẤP DẪN. CÁCH LÀM CHI TIẾT 2023
NƯỚC ÉP LÊ – TOP 4 CÔNG THỨC ĐẸP DÁNG. GIÀU DINH DƯỠNG
NƯỚC ÉP BƯỞI – TOP 5 CÔNG THỨC GIẢM CÂN. ĐẸP DA. DỄ LÀM
NƯỚC ÉP ĐU ĐỦ – 7 CÔNG THỨC THƠM MÁT, BỔ DƯỠNG TẠI NHÀ
NƯỚC ÉP DÂU – CÁCH LÀM. TÁC DỤNG. CÔNG THỨC CHI TIẾT 2023
NƯỚC ÉP CÓC – TOP 5 CÔNG THỨC ĐẸP DA. GIỮ DÁNG 2023
NƯỚC ÉP THANH LONG – TOP 5 CÔNG THỨC THANH NHIỆT TẠI NHÀ
NƯỚC ÉP SƠ RI – TOP 4 CÔNG THỨC SÁNG DA, TỐT SỨC KHỎE
NƯỚC ÉP CHANH DÂY – TOP 6 CÔNG THỨC MÁT LẠNH, THƠM NGON
NƯỚC ÉP DƯA LƯỚI – 6 CÔNG THỨC MIX GIẢI NHIỆT & LÀM ĐẸP
NƯỚC ÉP VẢI – TOP 5 CÁCH LÀM THƠM NGON, GIẢI NHIỆT HÈ
NƯỚC ÉP ĐÀO – TỔNG HỢP 5 CÔNG THỨC ĐẸP DÁNG, SÁNG DA
NƯỚC ÉP CHUỐI – 15 CÔNG THỨC MIX THƠM NGON VÀ BỔ DƯỠNG
NƯỚC ÉP MẬN – 6 CÁCH TỰ LÀM GIÚP GIẢM CÂN & THANH NHIỆT
NƯỚC ÉP TRÁI NHÀU – LỢI ÍCH SỨC KHỎE & CÁCH LÀM ĐƠN GIẢN
NƯỚC ÉP QUÝT – TOP 6 CÔNG THỨC TỐT SỨC KHỎE. GIẢM CÂN
NƯỚC ÉP KHẾ – TOP 5 CÁCH LÀM NƯỚC ÉP CHUA NGỌT BỔ DƯỠNG
NƯỚC ÉP KIWI – TOP 8 LỢI ÍCH VÀ CÁCH LÀM CHI TIẾT 2023
NƯỚC ÉP DÂU TẰM – 10 TÁC DỤNG VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM
Food NDTV: 11 Công thức nước ép trái cây dễ làm
No Comments