Mít là một loại trái cây nhiệt đới với hương vị ngọt ngào được nhiều người ưa chuộng. Ngoài việc ăn trực tiếp, mít còn có thể mix với rất nhiều loại hoa quả, rau củ, gia vị khác nhau để tạo ra những ly nước ép có hương vị hấp dẫn, và bổ dưỡng.
Trong bài viết này True Juice sẽ giúp bạn tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng, tác dụng, công thức và một số thắc mắc liên quan đến nước ép mít.
MỤC LỤC
THÔNG TIN DINH DƯỠNG CỦA MÍT
Theo thông tin của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA 100g mít có thể cung cấp:
- Lượng calo: 95Kcal
- Chất béo: 0.64g
- Carbohydrate: 23,2g
- Chất xơ: 1,5g
- Đường: 9.48g
- Protein: 1,72g
So với các loại trái cây khác, hàm lượng protein của mít ở mức cao. Không những vậy, trong quả mít còn chứa các chất dinh dưỡng quan trọng khác như vitamin C, kali, canxi và sắt.
Bên cạnh đó, mít còn là nguồn cung cấp vitamin B6, niacin, riboflavin và axit folic – những khoáng chất có tác dụng rất tốt cho hệ thần kinh.
CÔNG DỤNG NƯỚC ÉP MÍT
1. Tăng cường khả năng chống viêm
Theo các nhà khoa học, để cơ thể không bị viêm nhiễm, nam giới nên bổ sung 90mg vitamin C mỗi ngày, con số này ở nữ giới là 75mg.
Mặt khác, 100 gram mít có chứa 22,6mg vitamin C, tương đương với 20% nhu cầu mỗi ngày của con người. Ngoài ra, mít có chỉ số đường huyết thấp và cung cấp một số chất xơ, protein và chất chống oxy hóa.
2. Tăng cường hệ miễn dịch
Mít là loại trái cây có nguồn vitamin C dồi dào, giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch bằng cách hỗ trợ các tế bào máu trắng. Một cốc nước ép mít có thể cung cấp cho cơ thể một lượng lớn chất oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể.
3. Làm sáng da và phòng ngừa các bệnh về da
Nhờ có hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa phong phú, mít giúp cải thiện sức khỏe làn da và ngăn ngừa các vấn đề về da, đặc biệt là lão hóa. Theo một đánh giá của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), vitamin C đóng một vai trò trong việc sản xuất collagen, làm cho làn da trở nên căng bóng và mịn màng.
4. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Mít có hàm lượng kali và chất xơ cao trong thành phần dinh dưỡng. Hai chất này đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, kali giúp làm giảm tác động tiêu cực của natri đối với huyết áp, và một chế độ ăn uống giàu chất xơ có thể làm giảm mức cholesterol, tránh các bệnh viêm nhiễm.
5. Chống lại các bệnh ung thư
Ngoài vitamin C, mít còn rất giàu các chất dinh dưỡng thực vật như lignans, isoflavones và saponins. Đây là những loại chất có đặc tính chống ung thư và chống lão hóa. Những loại chất dinh dưỡng thực vật có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư ra khỏi cơ thể và làm chậm quá trình thoái hóa của tế bào, nguyên nhân dẫn ra các căn bệnh ung thư.
6. Giúp xương chắc khỏe
Mít là nguồn cung cấp dồi dào khoáng chất magie, sẽ hỗ trợ cho cơ thể xây dựng và củng cố xương luôn chắc khỏe. Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, những ai tiêu thụ thực phẩm giàu potassium và magie sẽ có mật độ xương cao hơn và chắc khỏe hơn.
7. Hỗ trợ giảm cân
Mít chứa các loại đường như fructose và sucrose, giúp bạn bổ sung năng lượng gần như ngay lập tức. Mặc dù, mít là loại trái cây giàu năng lượng nhưng nó lại không chứa chất béo bão hòa, cholesterol, do đó rất thích hợp cho chế độ ăn kiêng khoa học của bạn.
CÔNG THỨC NƯỚC ÉP MÍT
1. Nước ép mít nha đam
Nha đam từ lâu thường được các chị em ví như là ” tiên dược” của sắc đẹp.
Ngoài giúp trị mụn hiệu quả, giúp dưỡng trắng da, tái tạo da và chống lão hóa, nha đam còn giúp giảm béo, đặc biệt là giảm mỡ bụng cực kì hiệu quả. Khi kết hợp với mít, bạn sẽ có một cốc nước ép thanh mát ngọt lịm.
Nguyên liệu
- Mít 300g
- Nước cốt chanh 30 ml
- Nha đam 100g
Cách làm
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Trước tiên bạn lột sạch hết lớp xơ mít, sau đó dùng dao khứa nhẹ lên múi mít rồi tách bỏ phần hạt bên trong.
- Nha đam dùng dao cắt bỏ rìa nhọn hai bên rồi gọt thật sạch phần vỏ xanh, cắt khúc rồi rửa cho vào tô nước muối loãng bóp nhẹ cho hết nhớt rồi rửa lại với nước sạch 3 – 4 lần.
Bước 2: Ép mít và nha đam
- Lần lượt cho mít, nha đam vào máy ép. Khuấy đều rồi cho nước cốt chanh vào hỗn hợp vừa ép.
Thành phẩm
Nước ép mít có màu vàng tươi đẹp mắt cùng hương thơm hấp dẫn, đầy lôi cuốn. Rót ra cốc và thưởng thức cốc nước ép ngọt ngào này thôi.
2. Sinh tố mít chuối
Nguyên liệu
- Mít: 100g
- Chuối: 1 trái
- Sữa tươi không đường: 100 ml
- Đá viên
Cách thức
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Tách múi mít, lột bỏ hết xơ và lọc hột mít, chỉ dùng phần cùi thịt. chuối thì lột bỏ vỏ, sau đó cắt thành 3 hoặc 4 phần nhỏ tùy ý.
Bước 2: Xay sinh tố mít và chuối
Cho mít và chuối vào máy xay, thêm một ít đá viên và 100ml sữa tươi không đường. Bước 3: Xay nhuyễn hỗn hợp cho đến khi tất cả hòa quyện lại rồi cho ra ly thưởng thức.
Thành phẩm
Sinh tố mít thơm nức mũi, mát lạnh cùng vị ngọt ngọt béo béo hấp dẫn, món thức uống này cực kỳ thích hợp cho những bạn nào hảo ngọt đấy!
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ NƯỚC ÉP MÍT
1. Nước ép mít có gây nóng trong người không?
Câu trả lời là KHÔNG. Nước ép mít không hề gây nóng, ngược lại là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào tốt cho cơ thể.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia), không có loại quả nào gây nóng mà chỉ có loại quả có hàm lượng đường cao, ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, có thể bị tăng đường huyết đột biến, gây hoa mắt, chóng mắt do đó khi ăn cần hết sức lưu ý.
2. Nước ép mít có giảm cân hiệu quả không?
Nếu ăn với liều lượng hợp lý, mít hoàn toàn có thể giúp bạn giảm cân và tốt cho sức khỏe.
Là loại trái cây có chứa hàm lượng chất xơ và calo ở mức cao so với các loại quả khác, việc kết hợp mít vào khẩu phần ăn hàng ngày có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và hạn chế việc ăn vặt không cần thiết.
Không những vậy, mít có thể giúp người theo chế độ ăn kiêng không bị thiếu protein khi giảm protein từ các loại thịt.
3. Những ai không nên ăn mít
Tuy mít rất tốt cho sức khỏe, nhưng những người mắc bệnh như: gan nhiễm mỡ, tiểu đường, suy thận mạn tính, người bị suy nhược thì không nên ăn, hoặc ăn ít, vì lượng đường trong mít sẽ hấp thu nhanh khiến đường huyết tăng cao, không tốt cho gan, thận…
Trẻ em bị mụn nhọt, rôm sảy cũng hạn chế ăn do lượng đường trong máu cao thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh ngoài da phát triển như liên cầu, tụ cầu.
4. Cách ăn để phát huy hết giá trị của mít
– Chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm 1-2 tiếng, lưu ý không ăn khi bụng đói bởi ăn lúc đói sẽ khiến cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu…
– Nên ăn với lượng vừa phải, với những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80g (khoảng 3-4 múi mít/ngày).
– Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
– Nếu người nóng trong, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít thì cần bổ sung đủ nước (2-2,5l/ngày) và rau xanh (200-300g/ngày).
– Người bị tiểu đường và gan nhiễm mỡ cần tuyệt đối kiêng mít.
Tham khảo thêm:
Tham khảo thêm:
NƯỚC ÉP DƯA HẤU – 3 CÔNG THỨC ĐƠN GIẢN, HẤP DẪN
NƯỚC ÉP DỨA – TOP 9 CÔNG THỨC ĐẸP DA. GIỮ DÁNG 2023
NƯỚC ÉP TÁO – TOP 10 CÔNG THỨC ĐẸP DA. GIÀU DINH DƯỠNG
NƯỚC ÉP LỰU – TOP 6 CÔNG THỨC ĐẸP DA. GIỮ DÁNG 2023
NƯỚC ÉP ỔI – TÁC DỤNG. CÁCH LÀM. 6 CÔNG THỨC LÀM TẠI NHÀ
NƯỚC ÉP NHO – TÁC DỤNG. CÁCH LÀM TẠI NHÀ VỚI 4 CÔNG THỨC
NƯỚC ÉP CAM – TOP 8 CÔNG THỨC DA SÁNG. DÁNG KHỎE 2023
NƯỚC ÉP XOÀI – 5 CÔNG THỨC HẤP DẪN. CÁCH LÀM CHI TIẾT 2023
NƯỚC ÉP LÊ – TOP 4 CÔNG THỨC ĐẸP DÁNG. GIÀU DINH DƯỠNG
NƯỚC ÉP BƯỞI – TOP 5 CÔNG THỨC GIẢM CÂN. ĐẸP DA. DỄ LÀM
NƯỚC ÉP ĐU ĐỦ – 7 CÔNG THỨC THƠM MÁT, BỔ DƯỠNG TẠI NHÀ
NƯỚC ÉP DÂU – CÁCH LÀM. TÁC DỤNG. CÔNG THỨC CHI TIẾT 2023
NƯỚC ÉP CÓC – TOP 5 CÔNG THỨC ĐẸP DA. GIỮ DÁNG 2023
NƯỚC ÉP THANH LONG – TOP 5 CÔNG THỨC THANH NHIỆT TẠI NHÀ
NƯỚC ÉP SƠ RI – TOP 4 CÔNG THỨC SÁNG DA, TỐT SỨC KHỎE
NƯỚC ÉP CHANH DÂY – TOP 6 CÔNG THỨC MÁT LẠNH, THƠM NGON
NƯỚC ÉP DƯA LƯỚI – 6 CÔNG THỨC MIX GIẢI NHIỆT & LÀM ĐẸP
NƯỚC ÉP VẢI – TOP 5 CÁCH LÀM THƠM NGON, GIẢI NHIỆT HÈ
NƯỚC ÉP ĐÀO – TỔNG HỢP 5 CÔNG THỨC ĐẸP DÁNG, SÁNG DA
NƯỚC ÉP MẬN – 6 CÁCH TỰ LÀM GIÚP GIẢM CÂN & THANH NHIỆT
NƯỚC ÉP TRÁI NHÀU – LỢI ÍCH SỨC KHỎE & CÁCH LÀM ĐƠN GIẢN
NƯỚC ÉP QUÝT – TOP 6 CÔNG THỨC TỐT SỨC KHỎE. GIẢM CÂN
NƯỚC ÉP KHẾ – TOP 5 CÁCH LÀM NƯỚC ÉP CHUA NGỌT BỔ DƯỠNG
NƯỚC ÉP TRÁI CÂY CHO BÉ – LỢI ÍCH & 17 CÔNG THỨC CHI TIẾT
NƯỚC ÉP KIWI – TOP 8 LỢI ÍCH VÀ CÁCH LÀM CHI TIẾT 2023
NƯỚC ÉP DÂU TẰM – 10 TÁC DỤNG VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM
Food NDTV: 10 loại nước ép đốt cháy chất béo
EatingWell: Làm thế nào để bắt đầu Juicing: Kế hoạch thực hiện nước ép trong 7 ngày
No Comments